Cây Tùng thơm không chỉ mang lại sắc xanh cho không gian nhà bạn, loài cây cảnh nhỏ xinh này còn mang tới rất nhiều lợi ích về tinh thần và sức khỏe cho bạn và gia đình.
Hiện nay, cây tùng thơm nổi lên là một loại cây cảnh rất được ưa chuộng, được nhiều gia đình trưng bày trong không gian sống.
Để trồng và chăm sóc cây phát triển tốt, bạn đừng quên tham khảo những thông tin về cây tùng thơm dưới đây nhé.
Đặc điểm cây Tùng thơm
Với vẻ ngoài nhỏ xinh, cây tùng thơm sẽ gây ấn tượng với bạn ngay lần đầu nhìn thấy. Dưới đây là vài đặc điểm chính của loài cây này.
- Tên: Tùng thơm
- Tên gọi khác: Tùng hương
- Tên khoa học: Cupressus macrocarpa
Tùng thơm còn có tên gọi khác là Tùng hương, là loài cây có nguồn gốc từ các quốc gia Nam Mỹ, nhờ vẻ ngoài bắt mắt mà được ưa chuộng và du nhập vào nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.
Là loài cây ưa mát mẻ, cây tùng thơm thường được trồng nhiều ở những vùng núi có độ ẩm cao, khi hậu mát mẻ.
Tùng thơm là loại cây có rễ chùm, bò ngang rất rộng và bám chắc vào đất, nhờ đó cây có khả năng chịu hạn khá tốt.
Thân tùng thơm mọc thẳng, thường cao từ 30cm – 3m tùy vào điều kiện sống, cây được trồng ngoài tự nhiên sẽ cao lớn hơn so với cây cảnh trồng trong chậu.
Lá cây có dạng lá kim, màu xanh hoặc xanh vàng rất bắt mắt. Lá mọc theo các cành chĩa lên phía trên, tạo thành các tán lá dày và rộng từ 15 – 50cm. Các tán lá chồng lên nhau tạo hình cây như một kim tự tháp thu nhỏ vô cùng đẹp mắt.
Hoa tùng thơm khá nhỏ, mọc ra từ đỉnh lá và có màu vàng thẫm, quả của cây có dạng tròn, màu nâu. Về tổng thể thì cây tùng thơm có vẻ ngoài như một cây thông mini vậy.
Về đặc tính, cây là loài ưa ánh sáng, có tốc độ sinh trưởng chậm, chịu hạn tốt. Phần thân cây có tinh dầu tỏa ra mùi hương thoang thoảng, mang tới nhiều tác dụng hữu ích.
Công dụng và ý nghĩa của cây Tùng thơm
Công dụng
Với vẻ ngoài nhỏ xinh, màu lá tươi sáng, cây tùng thơm là lựa chọn hoàn hảo để sử dụng làm cây cảnh trong nhà, mang tới không gian xanh mát.
Chỉ cần một chậu tùng thơm nhỏ đặt trên bàn làm việc, bàn học, gần cửa sổ, bàn tiếp khách là đủ để tạo nên sự tươi mới cho không gian.
Với những chậu to hơn, bạn có thể đặt ở tiền sảnh, ban công, hành lang, giếng trời hay phòng khách cũng rất phù hợp. Nếu nhà có sân vườn rộng, bạn hoàn toàn có thể trồng một cây kích thước lớn ở sân để tạo điểm nhấn.
Các cây tùng thơm cỡ lớn còn là sự lựa chọn thường thấy để trang trí công trình, ngoại thất nhà phố, khuôn viên bệnh viện, trường học, công ty, khu đô thị, khu công nghiệp…
Không chỉ có tác dụng làm cảnh, mùi hương từ cây tùng thơm cũng mang tới rất nhiều lợi ích.
Đầu tiên là giúp bạn thư giãn đầu óc, xả stress, cải thiện tinh thần, từ đó giúp cho quá trình học tập, làm việc hiệu quả hơn.
Không chỉ vậy, mùi của tùng thơm còn có tác dụng xua đuổi côn trùng, bạn sẽ không phải lo lắng về vấn đề ruồi muỗi khi trồng một vài cây tùng thơm trong nhà.
Gỗ cây tùng thơm còn được tận dụng để làm đồ nội thất, rất đẹp mắt và bền đấy.
Ý nghĩa cây Tùng thơm
Tuy nhỏ bé, nhưng cây tùng thơm lại có dáng hùng dũng, vươn thẳng và vững chắc, tượng trưng cho ý chí kiên cường, sẵn sàng vượt qua mọi gian lao khó khăn.
Trồng một cây tùng thơm trong nhà hoặc văn phòng công ty sẽ giúp mang lại nhiều may mắn, thuận lợi, sự nghiệp phát triển vững vàng.
Trong phong thủy, tùng thơm là loại cây không kén tuổi, do đó mọi người đều có thể trồng cây tùng thơm để mang lại tài lộc. Đặc biệt, những người tuổi Thân hay mệnh Kim cực kỳ phù hợp với cây tùng thơm, nhất là trong đường công danh sự nghiệp.
Cách trồng và chăm sóc cây Tùng thơm
Trồng cây
Nếu được, bạn hãy mua cây giống từ các cửa hàng bán cây cảnh. Còn nếu muốn tự tay trồng thì bạn có thể nhân giống tùng thơm bằng cách gieo hạt, cách thực hiện cũng khá đơn giản.
Chuẩn bị đất trồng
Bạn cần chuẩn bị đất giàu dinh dưỡng một chút, trộn nhiều xơ dừa, sỏi nhỏ và phân hữu cơ vào đất để tăng dưỡng chất, đảm bảo mùn và độ tơi xốp, thoát nước tốt. Nếu trồng trong chậu thì cần có lỗ thoát nước.
Trồng cây
Sau khi chuẩn bị chậu và đất trồng, bạn vụi hạt giống vào đất, tưới nước thường xuyên để duy trì độ ẩm, chỉ khoảng 10 ngày là hạt giống sẽ nảy mầm và sinh trưởng tốt.
Trong thời gian này bạn không nên tác động nhiều để duy trì độ ổn định cho đất và không làm tổn thương rễ cây.
Chăm sóc cây tùng thơm
Cây tùng thơm có sức sống khá tốt, do đó bạn không cần phải chăm sóc quá nhiều. Dưới đây là một vài lưu ý trong quá trình chăm sóc cây.
- Tưới nước: mặc dù là cây chịu hạn tốt, nhưng để cây phát triển thuận lợi thì bạn nên tưới nước đầy đủ cho cây. Tốt nhất là 2 ngày tưới 1 lần, nên sử dụng bình phun, tưới đủ ẩm đất, không tưới nhiều để tránh cây bị ngập úng.
- Dinh dưỡng: mỗi 2 – 3 tháng bạn nên hòa phân NPK vào nước và tưới vào gốc cây, chỉ cần như vậy là đủ để duy trì dưỡng chất cho cây phát triển. Hàng năm bạn nên thay mới 2/3 lượng đất trong chậu để làm mới môi trường sống.
- Ánh sáng: tùng thơm là loại cây ưa sáng nhưng vẫn có thể chịu bóng. Tốt nhất bạn nên trồng cây ở những nơi thoáng mát, có ánh sáng gián tiếp từ mặt trời. Nếu trồng trong chậu, mỗi tuần bạn có thể mang cây ra ngoài 1 tiếng vào sáng sớm để kích thích cây quang hợp.
- Nhiệt độ: cây có thể sống và sinh trưởng tốt trong khoảng nhiệt độ từ 20 – 30 độ C. Nếu bạn trồng cây trong phòng điều hòa, hãy duy trì mức nhiệt độ khoảng 26 – 28 độ là tốt nhất.
- Cắt tỉa và phòng trừ sâu bệnh: bạn nên thường xuyên cắt tỉa để tạo dáng cho cây, tránh việc các tán cây mọc chĩa lung tung gây mất thẩm mỹ. Ngoài ra, hãy chú ý quan sát để loại bỏ cảnh lá khô héo, nếu phát hiện sâu bệnh cần có biện pháp loại bỏ ngay.
Qua những thông tin trên, chắc hẳn bạn đã hiểu rõ hơn về cây Tùng thơm rồi phải không. Đơn giản, dễ trồng và chăm sóc, lại có vẻ ngoài tươi sáng, còn chờ đợi gì mà không trồng ngay một cây tùng thơm để làm mới không gian và mang về tài lộc nào.