Chế phẩm sinh học chuyên dùng cải tạo đất
Sử dụng Chế phẩm sinh học để xử lý và cải tạo đất trồng làm tăng hệ số sử dụng đất, đất tơi xốp thoáng khí, giàu mùn và dinh dưỡng khoáng dễ tiêu dễ tan. Tạo thuận lợi cho bộ rễ phát triển, cung cấp dinh dưỡng trực tiếp cho cây trồng sử dụng.
Tại sao phải cải tạo đất ?
Đất trồng sau nhiều năm canh tác thường bị chai cứng, bạc màu do hệ quả của việc sử dụng nhiều phân hóa học. Đất trồng ngày một cạn kiệt dinh dưỡng nên năng suất cây trồng ngày càng giảm. Do đó cải tạo đất trồng chính là cách để tái tạo lại nguồn dinh dưỡng và loại trừ các vi khuẩn, nấm có hại trong đất. Đồng thời giúp cho cây dễ dàng hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn.
Sử dụng Chế phẩm sinh học cải tạo đất trồng
Chế phẩm sinh học Vườn Sinh Thái là 1 trong những dòng chế phẩm sinh học được nhiều bà con sử dụng để tái tạo nguồn dinh dưỡng cho đất. Chế phẩm sinh học này được sử dụng đại trà cho các nhóm cây ăn quả, cây công nghiệp, cây lương thực, thực phẩm, cây rau, hoa-cây cảnh, các loại cây nông nghiệp đặc sản.
[kdn-iframe width=”640″ height=”360″ src=”https://www.youtube.com/embed/_qnZmdxhXMQ” frameborder=”0″ allowfullscreen=””][/kdn-iframe]
Hiệu quả từ mô hình canh tác sinh thái bền vững tại Đồng Bằng Sông Cửu Long
► Chế phẩm sinh học Vườn Sinh Thái là gì ?
Chế phẩm Vườn Sinh Thái được chiết xuất từ rong rêu, tảo biển… các nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên. Sản xuất theo Công nghệ Nano tiên tiến kết hợp với Công nghệ sinh học hiện đại. Là giải pháp Nông nghiệp Công nghệ cao đem lại năng suất cao và hiệu quả bền vững !
Chế phẩm sinh học Vườn Sinh Thái xử lý và cải tạo đất trồng làm tăng hệ số sử dụng đất, đất tơi xốp thoáng khí, giàu mùn và dinh dưỡng khoáng dễ tiêu dễ tan. Tạo thuận lợi cho bộ rễ phát triển, cung cấp dinh dưỡng trực tiếp cho cây trồng sử dụng.
► Thành phần cơ bản: Chế phẩm sinh học vườn sinh thái có 5 thành phần chính
- Đạm hữu cơ acid amin: 10,4%
- Dinh dưỡng khoáng thiế yế: đa-trung-vi lượg (N-P2O5-K2O-S-Mg2+-Ca2+-Fe2+–Cu2+–Mn2+–Mo)
- Các nhóm Vitamin (A-B-E) hỗtrợ quá trình sinh lý, sinh hóa củ cây trồng (quang hợ-hô hấ)
- Men (enzyme): Xúc tác cho các phả ứng hóa sinh trong quá trình quang hợp và hô hấp, qua đó tăng cường năng suất, chất lượng nông sản.
- Vi sinh vật hữu ích: có hàm lượng từ 109-1012 CFU/ml
+Vi sinh vật có khả năng sống tự do trong đất: + vi sinh vật yếm khí: Clostridium
+ vi sinh vật hả khí: Azotobacter
Cơ chế tổng hợp đạ sinh họ hữu hiệu củ vi sinh vật sống tự do: N2 + 3H2 > 2NH3
+Vi sinh vật cố địh nitơ cộng sinh: Rhizobium, Agrobacterium, Bradyrhizobium, Cyanobacterium.
+Vi sinh vật phân giả các chấ hữu cơ, vô cơ khó tan thành dễ tan dễ tiêu mà cây trồng có thể sử dụng trực tiếp: nhóm vi khuẩn hình que Bacillus megatherium, Bacillus mycoides và nhóm Pseudomonas sp.
Trong quá trình phát triển của vi sinh vật hữu ích chúng tiết ra các acid hữu cơ các acid hữu cơ này có tác dụng hòa tan dinh dưỡng giúp bộ phận lông hút của rễ hấp thu dinh dưỡng tốt hơn (nâng cao hiệu suất hấp thu dinh dưỡng, giảm hiện tượng kết tủa khó tan của phân bón vô cơ.
► Công dụng của chế phẩm sinh học Vườn Sinh Thái chuyên dùng cải tạo đất trồng
Do các hoạt động sống của vi sinh vật hữu ích (cả vi sinh vật tự do và vi sinh vật cộng sinh) kết hợp với các nhóm dinh dưỡng thiết yếu có trong chế phẩm sinh học Vườn Sinh Thái đã tạo nên hiệu quả khác biệt và toàn diện khi sử dụng chế phẩm Vườn Sinh Thái với mục đích xử lý đất.
[kdn-iframe width=”640″ height=”360″ src=”https://www.youtube.com/embed/Ke3lWYyFjpA” frameborder=”0″ allowfullscreen=””][/kdn-iframe]
Mô hình canh tác Hồ Tiêu bền vững tại Xuyên Mộc – BRVT | VTV2 Bạn của nhà nông
1. Cải thiện lý tính đất (Tính chất vật lý):
Trong quá trình phát triển của vi sinh vật sống tự do có trong chế phẩm vườn sinh thái chúng tiết ra các enzyme giúp phân giải các hợp chất hữu cơ và vô cơ trong đất làm giảm mức độ chai cứng của đất, đất trở nên tơi xốp thoáng khí đồng thời tăng cường các phản ứng trao đổi của keo đất giúp cây trồng dễ dàng hấp thu dinh dưỡng một cách thuận lợi nhất, giảm chi phí sử dụng phân bón, hạn chế bệnh sinh lý liên quan đến bộ rễ.
2. Cải thiện hóa tính đất (tính chất hóa học):
Chế phẩm sinh học Vườn Sinh Thái có chứa đầy đủ các thành phần dinh dưỡng khoáng thiết yếu nên khi sử dụng chế phẩm Vườn Sinh Thái để xử lý đất (phun/tưới lên đất trước khi trồng) các thành phần dinh dưỡng này góp phần làm đa dạng hóa dinh dưỡng trong đất. Đồng thời sự phân giải các chất hữu cơ, vô cơ trong đất của vi sinh vật hữu ích trong chế phẩm VST cũng làm tăng hàm lượng dinh dưỡng trong đất qua đó giảm thiểu tối đa tình trạng mất cân bằng dinh dưỡng đất, ngăn chặn tình trạng thoái hóa đất. Đặc biệt hơn nữa trong chế phẩm vườn sinh thái còn chứa các nhóm vi sinh vật cố định đạm giúp cho đất được bổ sung đáng kể lượng đạm sinh học dễ tiêu (dạng đạm được vi sinh vật hữu ích tổng hợp là NH4+ và NO3- rất dễ tiêu với cây trồng).
3. Cải thiện sinh tính đất(tính chất sinh học):
Các vi sinh vật hữu ích trong chế phẩm vườn sinh thái dù là cộng sinh hay sống tự do đều có khả năng sinh trưởng phát triển mạnh ức chế quá trình phát sinh, phát triển mạnh của các nhóm vi sinh vật gây bệnh cây đồng thời hỗ trợ và thu hút các nhóm vi sinh vật có ích, giun đất phát triển mạnh. Các chất thải của giun đất được các vi sinh vật hữu ích phân giải thành dạng dễ tan cung cấp trực tiếp cho cây trồng qua đó làm cho tầng canh tác đất đa dạng các nhóm vi sinh vật(vi sinh vật cố định đạm, vi sinh vật phân giải hydrocacbon, vi sinh vật dạng thiên địch…). Đặc biệt khi sử dụng chế phẩm sinh học Vườn Sinh Thái liên tục, thường xuyên qua nhiều vụ, nhiều năm thì số lượng giun đất tăng lên đáng kể qua đó tạo thông thoáng cho đất, số lượng “mao quản” trong được hình thành nhiều hơn, điều này rất tốt cho các cây trồng lấy củ.
Với những hiệu quả vượt trội như trên khi sử dụng chế phẩm sinh học Vườn Sinh Thái theo Quy Trình Toàn Diện từ đầu đến cuối sẽ giúp người dân giảm chí phí đầu vào: phân bón hóa học 30-50%, thuốc BVTV 50%, chi phí cải tạo đất, công chăm sóc đồng thời làm tăng năng suất, chất lượng nông sản và hướng tới nông nghiệp hữu cơ bền vững và hiệu quả.
[kdn-iframe width=”640″ height=”360″ src=”https://www.youtube.com/embed/Gu7B57ZBSIQ” frameborder=”0″ allowfullscreen=””][/kdn-iframe]
Mô hình trồng Dưa hấu bằng chế phẩm sinh học tại Hải Dương
► Quy trình sử dụng chế phẩm sinh học Vườn Sinh Thái xử lý đất
1. Cải tạo đất trước khi trồng:
+ Đất trồng rau hoa màu và các cây lương thực, thực phẩm: Dùng 100ml chế phẩm VST pha với 100lít nước phun ẩm đều cho 360m2. Phun liên tiếp từ 1 – 3 đợt, tùy theo tính chất đất từng vùng, cứ 5 – 7 ngày phun 01 đợt.
+ Đất trồng cây ăn quả, cây công nghiệp: Ở mỗi hố trồng hoặc ụ trồng, trong quá trình đào hố hoặc đắp ụ trồng nổi sử dụng 7-15ml chế phẩm VST pha với lượng nước vừa đủ phun ẩm đều lên lượng đất đủ trồng(ước lượng vừa đủ diện tích bộ rễ phát triển sau này) sao cho độ ẩm đạt 70-80% là đạt yêu cầu
2. Cải tạo đất trong quá trình trồng:
Trong quá trình sinh trưởng, phát triển của cây trồng, đất mất đi một phần dinh dưỡng và thường bị dí chặt bề mặt do điều kiện tự nhiên và điều kiện chăm sóc làm ảnh hưởng đến sự phát triển bộ rễ cây trồng. Vì vậy, để đảm bảo đầy đủ và cân bằng dinh dưỡng trong đất và tạo điều kiện thuận lợi cho bộ rễ phát triển tốt chúng ta cần bổ sung định kỳ Chế phẩm Vườn Sinh Thái cho đất 3-5 tháng/lần với liều lượng sau: Dùng 2-3ml chế phẩm VST pha với nước để tưới ẩm(tùy theo nhu cầu của từng đối tượng cây trồng) phun hoặc tưới quanh trụ/gốc.
3. Tăng hiệu quả sử dụng phân bón hữu cơ:
Đẩy mạnh quá trình phân giải các chất hữu cơ khó tiêu khó tan cung cấp dinh dưỡng khoáng kịp thời cho cây trồng, giảm các hiện tượng mất phân bón qua các con đường như rửa trôi, bay hơi. Cách dùng như sau: Phân bón hữu cơ (phân chuồng, phân xanh…). Trước khi bón lót từ 5 – 7 ngày, dùng 100ml Chế phẩm pha với 50 – 100 lít nước phun đều lên các loại hữu cơ(1-2tấn).
► Lưu ý:
Để tăng hiệu quả xử lý đất bà con nên kết hợp bón thêm phân hữu cơ đã ủ hoai mục bằng nấm đối kháng trichoderma
► XEM THÊM: Giải pháp ngăn chặn Tuyến trùng, Nấm bệnh triệt để với Nấm đối kháng Trichoderma !
VƯỜN SINH THÁI
HỖ TRỢ VÀ TƯ VẤN KỸ THUẬT NÔNG NGHIỆP MIỄN PHÍ 0962686348
Nguồn: https://vuonsinhthai.com.vn/che-pham-sinh-hoc-chuyen-dung-cai-tao-dat.html