For a better experience please change your browser to CHROME, FIREFOX, OPERA or Internet Explorer.
Đặc điểm cây long não và những tác dụng bạn chưa biết

Đặc điểm cây long não và những tác dụng bạn chưa biết

Cây long não là loài cây lớn, được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau như làm cảnh lấy bóng mát hay điều chế và sử dụng trong y học, chữa nhiều bệnh thường gặp.

Không chỉ mang lại nhiều tác dụng hữu ích, cây long não còn khá dễ chăm sóc.

Để hiểu rõ hơn, cùng tham khảo những đặc điểm, đặc tính sống và tác dụng của cây long não dưới đây nhé.

Đặc điểm cây long não

Để tìm hiểu thêm về cây long não, bạn có thể tham khảo những thông tin về đặc điểm, đặc tính dưới đây.

  • Tên: Long não
  • Tên gọi khác: Dã hương, Chươgn não, Triều não, Long não hương…
  • Họ: Nguyệt quế (Lauraceae)
  • Tên khoa học: Cinnamomum camphora
Cây long nãoCây long nãoCây long não
Cây long não

Long não có nguồn gốc từ các nước Đông Á và châu Úc, là loài cây thân gỗ có kích thước khá lớn, tùy vào môi trường sống mà cây có thể cao từ 10 – 30m, đường kính thân lên tới 2m.

Vỏ cây sần sùi, có nhiều đường nứt theo chiều dọc và nhiều đốm màu. Cây mọc khá nhiều cành, cành thưa nhưng lá nhiều khiến cho cây có hình dáng rậm rạp, tán lá rộng, phủ bóng mát tốt.

Lá long não có hình bầu dục, cuống dài, mọc so le trên nhánh nhỏ. Bề mặt khá bóng và nhẵn, có sáp, gân nổi rõ, khi vò nát thì lá sẽ có mùi hương tỏa ra. Lá có màu xanh thường thấy, mặt phía dưới sẽ hơi nhạt so với mặt trên.

Hoa long não có dạng chùy, kích thước khá nhỏ, màu vàng nhạt khá đẹp mắt. Hoa mọc ở ngọn cành, bộ nhụy và bao hoa xếp thành từng vòng. Bao hoa gồm 3 lá đài và 3 cánh hoa. Bộ nhụy gồm 3 vòng nhụy hữu và 1 – 2 nhụy lép.

Sau khi hoa tàn thì cây sẽ cho ra quả, kích thước cũng nhỏ, dạng hình cầu, mọc trên phần cuống hình chén. Quả thuộc nhóm quả mọng, mọc thành từng cụm với đường kính quả khoảng 1 cm.

Quả long nhãn dạng mọng, kích thước nhỏQuả long nhãn dạng mọng, kích thước nhỏQuả long nhãn dạng mọng, kích thước nhỏ
Quả long nhãn dạng mọng, kích thước nhỏ

Về đặc tính sống, long não là cây ưa sáng, ưa ẩm, thích hợp với khí hậu nhiệt đới. Cây có thể sống trên nhiều loại đất trừ đất mặn, đất úng. Cây nhỏ sẽ khó phát triển nếu đất quá khô cằn, chịu gió và sương muối kém.

Cây có thể nhân giống bằng cách gieo hạt, giâm cành hoặc chiết cành.

Công dụng cây long não

Cây long não mang tới nhiều tác dụng hơn bạn nghĩ, đặc biệt là trong lĩnh vực y học.

Cụ thể, nhờ kích thước lớn, tán rộng, lá rậm rạp, hoa có màu đẹp, long não thường được trồng ở các khu vực công cộng như công viên, khu nghỉ dưỡng, đường phố để che bóng mát.

Lá cây có khả năng hấp thu nhiều chất có hại, thanh lọc không khí, làm sạch bụi bẩn, giúp không gian sống trong lành hơn.

Nhờ kích thước lớn, long não thường được trồng để che bóng mátNhờ kích thước lớn, long não thường được trồng để che bóng mátNhờ kích thước lớn, long não thường được trồng để che bóng mát
Nhờ kích thước lớn, long não thường được trồng để che bóng mát

Cây còn tỏa ra mùi hương đặc trưng, có khả năng xua đuổi ruồi muỗi, côn trùng rất tốt.

Gỗ cây long não to, chắc, không bị sâu mọt phá hại nên thường được sử dụng để sản xuất đồ nội thất.

Ngoài ra, các thành phần của cây long não còn được điều chế để ứng dụng làm dược liệu, trị nhiều bệnh.

Trong y học hiện đại:

  • Cây long não có thể điều chế và sử dụng để diệt khuẩn, thoa lên da gây tê mát.
  • Uống vào kích thích niêm mạc dạ dày, tạo các giác ấm áp dễ chịu.
  • Tác dụng tăng cường hô hấp, tuần hoàn, gây hưng phấn, kích thích phản xạ.
  • Cải thiện sức khỏe tim mạch đối với người bị suy kiệt.

Trong y học cổ truyền:

  • Khứ phong thấp, khai khiếu, sát trùng, trừ dịch uế (theo Trung Dược Học).
  • Liệu dương, hóa sang, sát trùng, trừ giới tiễn (theo Bản Thảo Phẩm Hội Tinh Yếu).
  • Lợi trệ khí, sát trùng, trừ thấp, thông qua khiếu (theo Bản Thảo Cương Mục).
  • Tiêu trừ uế khí, thông quan, lợi khiếu, sát trùng (theo Đông Dược Học Thiết Yếu).

Những lưu ý khi sử dụng long não

Dù mang lại nhiều tác dụng hữu ích cho sức khỏe, nhưng trong long não có thành phần độc tố, do đó phải cẩn thận về liều lượng và cách thức sử dụng.

Cụ thể, nếu dùng bên ngoài thì nên tán bột vừa đủ rồi trộn với dầu hoặc cồn sau đó thoa lên. Nếu uống thì không vượt quá 0.2g mỗi lần.

Nếu sử dụng nhiều có thể gây nên những biến chứng, nặng nhẹ tùy số lượng.

Uống 0.5 – 1g có thể gây hoa mắt, đau đầu, chóng mặt.

Uống trên 2g có thể gây co giật, suy hô hấp, thậm chí là tử vong

Uống từ 7 – 15g, tiêm trên 4g có thể gây tử vong nhanh chóng.

Phụ nữ có thai, người khí hư không được dùng.

Cần chú ý liều lượng khi sử dụng long nãoCần chú ý liều lượng khi sử dụng long nãoCần chú ý liều lượng khi sử dụng long não
Cần chú ý liều lượng khi sử dụng long não

Do đó, nếu không may sử dụng long não không đúng cách, hãy đến các trung tâm y tế để được kiểm tra thăm khám, tránh các biến chứng không mong muốn.

Cách trồng và chăm sóc cây long não

Cách trồng cây long não

Đất trồng

Cây có thể sống trên nhiều điều kiện đất khác nhau, trừ đất ngập mặn và ngập úng. Tất nhiên khi cây còn nhỏ thì đất cần giàu dinh dưỡng một chút, độ ẩm đầy đủ. Bạn nên đào xới kĩ, thêm xơ dừa, phân chuồng để tăng độ tơi xốp và khả năng thoát nước.

Nhân giống

Để cây dễ sinh trưởng, bạn nên chọn phương pháp giâm cành. Chọn cành khỏe, không có dấu hiệu sâu bệnh, cành không quá già hay quá non. Cắt cành khoảng 15 – 20cm, tỉa bớt lá rồi ngâm vào dung dịch kích rễ khoảng 2 tiếng.

Tiếp đó cắm cành vào bầu đất đã chuẩn bị từ trước, tưới nước đều đặn để duy trì độ ẩm cho cây phát triển, bầu đất phải có lỗ để thoát nước. Che chắn cẩn thận, sau khoảng 2 tuần là cây bén rễ và sinh trưởng như một cây mới.

Nhân giống cây trong bầu đấtNhân giống cây trong bầu đấtNhân giống cây trong bầu đất
Nhân giống cây trong bầu đất

Trồng cây

Sau khi cây đã đạt kích thước nhất định, khoảng trên 50cm hoặc vượt quá kích thước của bầu thì bạn bắt đầu trồng ra đất. Nên trồng vào đầu mùa mưa để đỡ công chăm sóc, cây phát triển tốt hơn.

Đào hố sâu bằng chiều cao của bầu. Tiếp đó bạn xé bầu sao cho không làm vỡ đất, nhẹ nhàng đặt cây vào hố và lấp đất lại, nén chặn, tưới đẫm nước ở lần đầu tiên.

Neo giữ, che chắn cẩn thận, tưới nước đều đặn để cây tiếp tục phát triển.

Chăm sóc cây long não

Là cây có sức sống khá tốt, quá trình chăm sóc cây long não không có gì quá khó khăn, dưới đây là một vài lưu ý chính.

  • Tưới nước: nếu trồng vào đầu mùa mưa, công việc của bạn sẽ rất đơn giản. Nếu không có mưa tự nhiên, hãy tưới nước 2 – 3 lần mỗi tuần, khi tưới chỉ cần đủ ẩm đất, tránh khiến cây ngập úng. Khi cây đã lớn thì có thể 10 ngày mới tưới 1 lần hoặc không cần tưới cũng được.
  • Dinh dưỡng: bón thúc 0.1 – 0.3kg phân NPK/cây vào lần chăm sóc đầu. Sau đó khoảng 3 – 4 tháng mới cần bón cho cây một ít phân NPK, vậy là đủ.
  • Ánh sáng: là loài cây ưa sáng, vị trí tốt nhất để trồng cây long não là nơi thoáng mát, nhiều ánh sáng. Khi cây còn nhỏ, mỗi khi nắng gắt thì bạn nhớ che chắn để bảo vệ cây.
  • Nhiệt độ: cây sinh sống tốt trong mức nhiệt độ từ 15 – 28 độ C, khá thích hợp với khí hậu Việt Nam nên bạn không cần lo lắng.
  • Cắt tỉa: thường xuyên nhổ cỏ, tỉa cành để đảm bảo cây sinh trưởng tốt, dáng đẹp.
  • Phòng trừ sâu bệnh: nhờ khả năng xua đuổi ruồi muỗi, côn trùng mà cây long não ít khi bị bệnh, quá trình chăm sóc cũng dễ thở hơn.
Trồng cây ở nơi thoáng mát, nhiều ánh sángTrồng cây ở nơi thoáng mát, nhiều ánh sángTrồng cây ở nơi thoáng mát, nhiều ánh sáng
Trồng cây ở nơi thoáng mát, nhiều ánh sáng

Trên đây là những thông tin về cây long não và tác dụng của nó mà có thể bạn chưa biết.

Nếu bạn có một khu vườn rộng, trồng một cây long não là lựa chọn tuyệt vời để làm mới không gian sống, lại có thể tận dụng để làm thuốc khi cần.

Nguồn: LamVuon.net

Bản Tin Xanh

Tin Hot
Top