For a better experience please change your browser to CHROME, FIREFOX, OPERA or Internet Explorer.
Hoa Thiên điểu: ý nghĩa loài hoa mang vẻ đẹp rực rỡ

Hoa Thiên điểu: ý nghĩa loài hoa mang vẻ đẹp rực rỡ

Hoa Thiên điểu là một trong những loài hoa mang vẻ đẹp rực rỡ và độc đáo nhất. Cũng bởi vì sự nổi bật này mà nó rất được yêu thích, thường được sử dụng để trang trí cho không gian sống.

Vậy bạn đã hiểu rõ về đặc tính và ý nghĩa của loài hoa này chưa?

Nếu chưa, cùng tìm hiểu thông tin về cây hoa Thiên điểu qua bài viết dưới đây nhé.

Đặc điểm hoa Thiên điểu

Để trồng và chăm sóc hoa Thiên điều tốt, bạn cần hiểu rõ về đặc điểm và đặc tính sinh sống của cây. Dưới đây là vài thông tin bạn có thể tham khảo qua:

  • Tên: Thiên điểu
  • Tên gọi khác: Chim thiên đường
  • Họ: Chuối rẻ quạt
  • Tên khoa học: Strelitzia reginae
Hoa Thiên điểuHoa Thiên điểuHoa Thiên điểu
Hoa Thiên điểu

Hoa thiên điểu hay còn gọi là hoa Chim thiên đường, là loài cây thân thảo có nguồn gốc từ các nước châu Mỹ và nam châu Phi.

Tùy điều kiện chăm sóc mà cây có kích thước khác nhau, có thể cao tới 2m nếu sinh trưởng trong tự nhiên.

Thiên điểu thuộc dạng rễ chùm, thân lá to hình bầu dục hơi thuôn dài, cuống mọc đối xứng thành hàng, tạo thành một tán lá hình quạt. Lá cây có thể dài từ 25 – hơn 50cm, rộng từ 10 – 30cm.

Hoa Thiên điểu thường nở vào mùa xuân, rất đẹp, mọc ở phía trên tán lá. Hoa có dạng 3 lá đài chĩa góc, màu da cam rực rỡ, cánh hoa màu lam ánh tía. Bao hoa vuông góc với thân cây tạo thành hình như đầu và mỏ chim, vì vậy mới có tên là Thiên điểu.

Hoa có nhụy màu trắng và tràng màu lam sẫm, chỉ qua miêu tả cũng có thể thấy một bông hoa rực rỡ sắc màu rồi phải không.

Hoa Thiên điểu nổi bật với nhiều màu sắc rực rỡHoa Thiên điểu nổi bật với nhiều màu sắc rực rỡHoa Thiên điểu nổi bật với nhiều màu sắc rực rỡ
Hoa Thiên điểu nổi bật với nhiều màu sắc rực rỡ

Thiên điểu là loài cây sống lâu năm, ưa thích nơi nhiều ánh sáng nhưng sợ ánh nắng trực tiếp. Hoa không hợp khí hậu lạnh hay sương muối, nên trồng ở nơi ẩm ướt nhưng không được ngập úng.

Hoa Thiên điểu có độc không?

Tuy mang vẻ đẹp rực rỡ, cuốn hút nhưng hoa Thiên điểu lại chứa những chất độc có thể gây ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa.

Cụ thể, các chất độc có trong hoa Thiên điểu có thể gây hại tới sức khỏe của thú cưng như chó hay mèo. Ngoài ra, nếu người ăn phải có thể gây tiêu chảy, bệnh đường ruột.

Không chỉ ăn, việc tiếp xúc gần như ngửi, cầm nắm lâu ở cánh hoa có thể gây chóng mặt, buồn nôn, ù tai, suy giảm thị lực, nhức đầu…

Do đó, mọi người cần cẩn thận trong quá trình trồng, chăm sóc hay cắm hoa Thiên điểu, đặc biệt là cần chú ý nếu trong nhà có trẻ nhỏ.

Công dụng và ý nghĩa cây hoa Thiên điểu

Công dụng

Nhờ vẻ ngoài khỏe khắn và rực rỡ của mình, hoa Thiên điểu thường được sử dụng để cắm trang trí trong các lục bình lớn, dùng trưng bày trong các nơi rộng lớn, sang trọng như hội trường, hội nghị…

Hoa Thiên điểu cỡ nhỏ thường được dùng để cắm trong các bình nhỏ, lẵng hoa. Lá cây Thiên điểu có thể kết hợp rất tốt với các loại hoa khác để cắm trong lọ.

Bạn có thể trưng bày hoa Thiên điểu ở nhiều nơi như nhà cửa, văn phòng hay các sự kiện quan trọng. Ngoài ra, các khu vực rộng như lối đi, hiieen nhà, ban công, sân vườn, khu du lịch, công viên, quán cà phê, nhà hàng cũng đều phù hợp để trang trí một chậu Thiên điểu.

Các chậu hoa Thiên điểu được trưng bày ở nhiều khu vực đa dạngCác chậu hoa Thiên điểu được trưng bày ở nhiều khu vực đa dạngCác chậu hoa Thiên điểu được trưng bày ở nhiều khu vực đa dạng
Các chậu hoa Thiên điểu được trưng bày ở nhiều khu vực đa dạng

Tất nhiên, vì là loài cây có độc nên khi trưng bày bạn cần chú ý một chút để đảm bảo an toàn nhé.

Ý nghĩa hoa Thiên điểu

Hoa Thiên điểu là biểu tượng cho lòng dũng cảm trong tình yêu. Các cặp đôi thường dùng hoa Thiên điểu để thay cho lời hứa cùng nhau bay cao, kiên trì và bền bỉ.

Loài hoa này cũng mang ý nghĩa giúp tình yêu đơm hoa kết trái, hạnh phúc viên mãn bền lâu. Do đó nó thường xuất hiện trong các lẵng hoa ngày cưới, giúp lễ cưới của cô dâu – chú rể thêm ý nghĩa.

Là loài hoa rất ý nghĩa trong tình yêuLà loài hoa rất ý nghĩa trong tình yêuLà loài hoa rất ý nghĩa trong tình yêu
Là loài hoa rất ý nghĩa trong tình yêu

Đây cũng là món quà tuyệt vời cho các đấng mày râu, bởi hoa Thiên điểu với vẻ ngoài cứng cáp sẽ là biểu tượng cho sự vươn lên mạnh mẽ, ý chí kiên cường.

Cách trồng chăm sóc hoa Thiên điểu

Thiên điểu là loài hoa có sức sống mạnh mẽ, lại phù hợp với khí hậu nhiệt đới nên quá trình trồng và chăm sóc không có gì quá khó khăn. Dưới đây là một vài kinh nghiệm bạn có thể tham khảo qua:

Trồng cây

Đầu tiên bạn cần chuẩn bị đất trồng, để cây con phát triển nhanh thì bạn nên chọn đất nhiều dinh dưỡng, có độ tơi xốp, nên pha thêm ít cát, mùn, xơ dừa và phân hữu cơ để tăng thêm dưỡng chất cho đất.

Bạn nên trồng cây theo phương pháp tách bụi, theo đó khi cây lớn, bạn lựa cây con, nhẹ nhàng tách sao cho không ảnh hưởng tới cây mẹ rồi trồng vào khu vực đất đã chuẩn sẵn. Tưới nước đều đặn để duy trì độ ẩm, chỉ vài ngày là cây sẽ phát triển như bình thường.

Trồng hoa Thiên điểu bằng phương pháp tách bụi cho hiệu quả caoTrồng hoa Thiên điểu bằng phương pháp tách bụi cho hiệu quả caoTrồng hoa Thiên điểu bằng phương pháp tách bụi cho hiệu quả cao
Trồng hoa Thiên điểu bằng phương pháp tách bụi cho hiệu quả cao

Chăm sóc hoa Thiên điểu

Quá trình chăm sóc hoa Thiên điểu cũng khá dễ dàng, dưới đây là một vài lưu ý chính:

  • Tưới nước: bổ sung nước cho hoa mỗi ngày một lần vào sáng sớm hoặc chiều tối. Khi tưới cũng không nên tưới quá nhiều, chỉ cần đất hơi ẩm một chút là được, tưới nhiều có thể khiến cây úng rễ.
  • Ánh sáng: cây là loại ưa sáng nhưng sợ nắng gắt, bạn nên trồng ở nơi có nhiều ánh sáng, thoáng mát nhưng có mái che hoặc bên dưới một cây to.
  • Nhiệt độ: là loài cây ưa mát, bạn cần duy trì nhiệt độ thích hợp cho cây vào khoảng 17 – 28 độ C. Nếu nhiệt độ xuống quá thấp hay quá cao bạn cần che chắn cẩn thận để không làm cây chết. Nhiệt độ không phù hợp cũng là lý do khiến cho cây chậm ra hoa, hoa bé và không đẹp.
  • Dinh dưỡng: bạn không cần bón phân quá nhiều cho hoa, khi cây mới trồng thì có thể bón một ít NPK mỗi tháng 1 lần, còn khi cây đã lớn thì 3 – 4 tháng mới cần bón phân. Bạn có thể bón nhiều hơn khi thấy cây chớm ra nụ để kích thích cây nở hoa.
  • Trị sâu bệnh: bạn nên thường xuyên cắt tỉa tạo dáng cho cây, nhờ vậy có thể dễ dàng quan sát và phát hiện bệnh sớm. Thường xuyên cắt bỏ lá khô héo, loại bỏ sâu bệnh, và phun thuộc trị rệp sáp nếu phát hiện.

Trên đây là những thông tin về hoa Thiên điểu, hy vọng bạn đã có đủ kinh nghiệm để tự mình trồng, chăm sóc và cắm những lẵng hoa tuyệt đẹp, tô điểm thêm cho không gian sống của mình.

Nguồn: LamVuon.net

Bản Tin Xanh

Tin Hot
Top