For a better experience please change your browser to CHROME, FIREFOX, OPERA or Internet Explorer.
Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Ngô ngọt

Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Ngô ngọt

Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Ngô ngọt

Ngô ngọt là loài cây có khả năng thích nghi rộng, thời gian sinh trưởng ngắn, có thể trồng quanh năm và cho giá trị kinh tế khá cao. Bà con có thể tham khảo kỹ thuật trồng ngô ngọt sáu đây để thu được năng suất cao.

1. Đặc tính của cây ngô ngọt:

– Ngô ngọt là cây sinh trưởng và phát triển mạnh, thời gian sinh trưởng ngắn (65-70) ngày, thích ứng rộng với thời tiết nên có thể trồng quanh năm.

– Là cây chịu hạn, chịu úng kém hơn các giống ngô khác, phải bón phân, tưới nước đầy đủ và đúng thời kỳ, không được để trong ruộng bị úng nước. Nếu có sâu chúng ta sử dụng nấm xanh – nấm trắng để diệt trừ, vừa an toàn vừa tiết kiệm. Nếu có bệnh sử dụng nấm đối kháng để phun,…

2. Chuẩn bị đất trồng:

Ngô ngọt là cây không kén đất, tuy nhiên để đạt được năng suất cao cần chọn đất giàu dinh dưỡng, không bị ngập úng, không bị khô hạn.

Đối với đất màu:

Cày bừa đất sau đó lên luống theo kích thước: Mặt luống rộng 55 – 60 cm, chiều cao luống 20 – 25 cm, chiều rộng rãnh 40 cm. Trên một luống đánh làm 2 rạch trồng hàng đôi, so le nhau, khi trồng chú ý hướng lá ra phía ngoài rãnh để các lá không chồng chéo lên nhau.

Đối với đất sau thu hoạch lúa mùa:

Làm rãnh thoát nước rộng 30 – 40cm, cày lật 2 xá úp vào nhau để đặt bầu ngô, dùng đất bột phủ kín bầu.

3. Xử lý hạt giống và gieo trồng:

– Lượng giống cần cho 01 sào 0,2 kg. Hạt giống ngâm trong nước 4 giờ, sau đó vớt hạt đem ủ 2 – 3 ngày trong cát ẩm. Khi hạt nảy mầm thì làm bầu gieo hạt.

Cách làm bầu:

Chọn nơi để bầu có thể ngoài đồng hay trong sân vườn; lấy bùn sạch đánh nhão, trang phẳng đạt độ dầy 5 cm, khi se khô bề mặt thì cắt thành từng ô nhỏ có kích thước 6x6cm rồi tiến hành tra hạt giống và phủ 1cm đất bột lên hạt giống, làm khum che bảo vệ cho cây con giống.

Trồng cây:

Khi cây có 2-3 lá thật thì tiến hành trồng.

– Khoảng cách trồng: cây cách cây 30-35cm, hàng cách hàng 40cm

– Mật độ trồng: 1500-1600 cây/sào bắc bộ

4. Phân bón và chăm sóc

Bón lót:

Lượng phân bón lót cho 1 sào: 500kg phân chuồng hoai mục + 12-15kg lân + 3-4kg đạm

Bón thúc:

Trong suốt quá trình sinh trưởng cây ngô ngọt cần bón thúc 3 lần, lượng phân bón tùy thuộc vào độ màu mỡ của đất đai.

Lượng phân cho 1 sào:

– Lần 1 : Khi ngô ngọt được 3-4 lá bón 3kg Đạm + 2kg Kali

– Lần 2 : Khi ngô ngọt được 7-8 lá bón tiếp 3kg Đạm + 2kg Kali

– Lần 3 : Khi ngô ngọt được 10-11 lá bón 3kg Đạm

Chú ý: Những đất ruộng chua (PH = 4, 5) cần bón lót 30-40kg vôi bột/sào

Chăm sóc:

– Thường xuyên tưới đủ nước cho cây đặc biệt thời kỳ khi cây 3 – 4 lá, trước khi trổ cờ và khi bắp đang lớn. Bằng cách đưa nước vào rãnh bằng 2/3 chiều cao của luống sau đó tháo cạn. Ngô ngọt không thích hợp với độ ẩm cao nên không để nước bị úng trong rãnh.

– Sau khi cây ngô có 3 – 4 lá nên tiến hành xới xáo nhẹ để phá váng, kết hợp nhổ cỏ dại và tưới phân đạm hay nước phân cho cây.

– Phải tỉa chồi, tỉa bắp triệt để, 1 cây chỉ để 1 thân chính và 1 bắp bên trên.

– Khi bắp ngô đang lớn cần tưới thêm 1 kg đạm + 2-3 kg phân Kali kết hợp phun thuốc trừ sâu đục thân cho ngô.

– Nếu có sâu, bệnh, phun thuốc trừ sâu, bệnh kết hợp với bón phân qua lá cho cây ngô. (Sâu đục thân, sâu xám, rệp muội,… phun CNX-RS + Phân Bón Lá A4. Bệnh ghỉ sắt, khô vằn, cháy lá,  phấn đen,… phun ELICITOR + SIÊU ĐỒNG)

5. Thu hoạch:

– Sau trồng 65-70 ngày, khi đó bắp ngô bắt đầu thâm râu, đông sữa, hạt ngô chuyển màu vàng cam là thời kỳ được thu hoạch.

– Thu hoạch vào buổi sáng, chặt ngắn cuống, loại bỏ bắp kẹ, bắp bị bệnh và phải giao ngay trong ngày. Thu như vậy bảo đảm chất lượng tốt, giá trị dinh dưỡng cao.

– Năng suất bình quân 450 – 600 kg/sào (cả bắp).

Chú ý: Click vào tên sản phẩm để tìm hiểu thêm thông tin về sản phẩm

Từ khóa: kỹ thuật trồng cây ngắn ngày

Nguồn: sinhhocvietnam

Bản Tin Xanh

Tin Hot
Top