For a better experience please change your browser to CHROME, FIREFOX, OPERA or Internet Explorer.
Kĩ thuật chăm sóc cam vụ đông

Kĩ thuật chăm sóc cam vụ đông

Kĩ thuật chăm sóc cam vụ đông

Bà con nên chú ý chăm sóc cam vào vụ đông vì ngoài lý do thời tiết, đây là vụ để kịp bán vào dịp Tết đối với nghịch mùa. Chính vì vậy nhà vườn cần lưu ý đối với loại cây có múi này. Một số nơi, nhà vườn mắc màn cho cam đem lại hiệu quả cao. Đối với những diện tích không có điều kiện mắc màn, cần tuân thủ kỹ thuật chăm sóc.

Chăm sóc cam vụ đôngChăm sóc cam vụ đông
Cây cam quý trên 1000 trái ở Nghệ An

Đừng để cam… ngủ đông

Đối với diện tích cây trồng trên đất dốc cần có biệ pháp ủ gốc để tránh bốc hơi nước. Vào mùa mưa bão cần chú ý vấn đề tiêu thát nước đối với những vườn ở đồng bằng.

Đối với cam thời kì kiến thiết cơ bản:

Tiến hành cắt tỉa cành, tạo tán tốt. Bón phân cho cây, tạo điều kiện cho lộc non phát triển. Bón cân đối đạm, kali, lân. Đặc biệt sử dụng phân chuồng ủ hoai mục với nấm Trichoderma để giúp cây trồng chống rét, kháng bệnh tốt.

Đối với cam thời kỳ kinh doanh:

Cần giữ ẩm ở mức vừa phải, tránh tưới nước quá nhiều hoặc để cho đất quá khô. Áp dụng biện pháp tủ gốc để giảm thiểu bốc hơi nước ở gốc cây cam.

Vụ đông là thời điểm giao mùa thời tiết thay đổi thất thường. Diễn biến dịch bệnh phức tạp. Bà con nên chú ý đến các biện pháp bảo vệ thực vật.

  • Cần phun phòng và trị một số sâu bệnh:

− Bệnh nấm trên lá và quả (gỉ sắt, thán thư) sử dụng phun Elicitor

− Bọ xít xanh, ruồi vàng, sâu chích hút… Sử dụng thuốc CNX-RS phun vào từng thời kì phát triển của cây.

Đối với vườn cam kinh doanh thời điểm này cần chú trọng bón phân kali để làm ngọt quả. Tốt nhất nên bón phân trước khi thu hoạch quả 1 – 2 tháng. Ngoài ra cần bổ sung thêm phân bón lá siêu vi lượng để tăng chất lượng, mẫu mã quả và sức đề kháng cho cây. Sử dụng phân bón lá hữu cơ để tránh làm ảnh hưởng đến chất lượng của quả.

Kỹ thuật bón phân cho Cam

Ở giai đoạn kiến thiết cơ bản cần bón nhiều lần trong năm để cây ra được nhiều đợt lộc, tạo khung tán cho cây. Lượng phân bón: (cho 1 cây): 30 – 50 kg phân hữu cơ + 0,5 – 0,8 kg phân đạm urê + 0,8 – 1,2 kg phân supe lân + 0,3 – 0,4 kg phân kali + 0,5 – 1,0 kg vôi bột.

– Thời kỳ bón và lượng phân bón: bón 4 lần trong năm

Lần 1: Tháng 2 với lượng: 40% phân đạm + 40% phân kali

Lần 2: Tháng 5 với lượng: 30% phân đạm + 30% phân kali

Lần 3: Tháng 8 với lượng: 30% phân đạm + 30% phân kali

Lần 4: Tháng 11 với lượng 30 – 50 kg phân hữu cơ/cây + 0,8 – 1,2 kg phân lân + 0,5 – 1,0 kg vôi.

Thời kỳ bón: Bón phân trong thời kỳ cây cho quả được chia làm 3 lần chính: Bón sau thu hoạch quả, bón trước khi ra hoa và bón trong thời gian quả lớn. Lần bón thứ 3 có thể được chia thành 2 – 4 lần nhỏ, tùy điều kiện từng nơi.

– Bón sau thu hoạch: toàn bộ phân hữu cơ + 10% phân đạm + 100% phân lân và 20% phân kali

– Bón vụ Xuân (trước và sau lộc Xuân xuất hiện): bón 30% phân đạm và 30% phân kali.

– Bón thời kỳ quả lớn (chia làm 2 – 4 lần): bón 50% phân đạm và 50% phân kali.

Cách bón: Phân đạm, kali: rạch rãnh xung quanh tán cây sâu 3 – 5 cm, bón phân, lấp đất.. Phân hữu cơ, lân trộn đều, đào rãnh xung quanh tán cây sâu 20 -25 cm, bón phân, lấp đất.

Click vào tên sản phẩm để biết thông tin chi tiết.

Bài viết liên quan:

>>Kỹ thuật trồng và chăm sóc xoài

>>Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây nhãn

>>Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây thanh long

Từ khóa: cây cam

Nguồn: sinhhocvietnam

Bản Tin Xanh

Tin Hot
Top