For a better experience please change your browser to CHROME, FIREFOX, OPERA or Internet Explorer.
Kỹ thuật bón phân cho cây nhãn

Kỹ thuật bón phân cho cây nhãn

Kỹ thuật bón phân cho cây nhãn

Nhãn là cây có như cầu lớn đối với phân bón. Cần bón đầy đủ và cân đối các loại phân để làm tăng năng suất quả, đồng thời khắc phục hiện tượng ra quả cách năm. Nguyên tắc chung của bón phân cho cây nhãn là bón nhiều đạm và kali, lượng lân phải bón thấp hơn và bón đầy đủ trung vi lượng.

Bón phân đầy đủ và cân đối giúp cây nhãn đạt năng suất cao

Đạm, lân, kali tác động lên cây nhãn:

– Đạm là yếu tố quan trọng hàng đầu đối với cây nhãn, đạm giúp cho cây sinh trưởng phát triển, tăng khả năng phân cành, chủ yếu là các đợt lộc trong năm. Ngoài ra đạm có vai trò quan trọng trong việc phục hồi cây sau thu hoạch.

– Phân lân thúc đẩy một phần quá trình quang hợp, giúp cho hệ rễ phát triển, tăng cường khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng nuôi cây, hình thành mầm hoa và quả sau này.

– Kali giúp cho cây sinh trưởng phát triển, vận chuyển các chất, tăng khả năng chống rét và tích lũy đường. Ngoài ra kali còn có vai trò giảm bớt tỷ lệ rụng hoa, rụng quả do ngăn cản sự hình thành tầng rời.

Bón phân cho cây nhãn thời kỳ ra hoa phải được đặc biệt chú trọng để đạt năng suất cao

1. Bón phân cho nhãn thời kỳ kiến thiết cơ bản:

Bón lót trước khi trồng:

Bón lót 10 – 20 kg phân chuồng ủ hoai mục bằng TRICODERMA + 1kg Super lân.

Bón thúc giai đoạn 1-3 tuổi:

Tùy từng năm sau trồng, lượng phân bón như sau:

+ Năm thứ nhất: 150g NPK 30-9-9-TE (TE = vi lượng) + 200g Super lân +100g KCl.

+ Năm thứ hai:   200g NPK 30-9-9-TE + 300g Super lân + 150g KCl.

+ Năm thứ ba:    300g NPK 30-9-9-TE + 400g Super lân + 200g KCl.

Lượng phân này được chia ra làm 4 lần để bón, cách 3 tháng bón 1 lần.  Mỗi năm cần bón thêm phân hữu cơ hoai mục với lượng 10-15 kg/cây vào đầu mùa mưa.

Bón thúc giai đoạn cây trên 3 tuổi:

Lượng phân bón tăng dần lên theo tuổi cây. Trung bình bón cho một cây là: 400-500g N; 150-200g P2O5;  400-500g K2O. Lượng phân này chia thành 4 lần để bón:

– Trước khi ra hoa: bón 1/3N + 1/3 K2O

– Khi quả lớn 1cm: bón 1/3N + 1/3 K2O

– Trước khi thu hoạch 1 tháng: bón 1/3 K2O

– Sau khi thu hoạch 1 tháng: bón 1/3N + toàn bộ Lân P2O5

2. Đối với cây nhãn kinh doanh:

Bón thúc lần một sau khi thu quả:

Bón bổ sung dinh dưỡng sau khi thu hoạch quả 15 ngày. Đây là đợt bón chủ lực trong năm nhằm cung cấp dinh dưỡng kịp thời cho cây ra lộc thu.

– Lượng bón cho 1 cây gồm: 30-40kg phân chuồng + 2-3kg phân lân + 0,5-0,7kg urê + 0,5kg kali.

– Tuỳ tuổi cây dưới 5 năm rút lượng phân xuống 1/2. Với cây trên 10 năm cần tăng lên 1,5 lần.

Cách bón: Đào rãnh hoặc cuốc hốc xung quanh tán cây sâu 30cm rộng 50cm trộn đều phân chuồng với các loại phân vô cơ dải đều theo rãnh sau đó lấp đất bằng phẳng.

Bón thúc lần 2:

– Bón vào tháng 2 chủ yếu bón lân và Kali.

– mỗi cây bón 0,5kg Kali + 2kg lân Supe. Nên hoà với nước phân chuồng để tưới (có thể dùng phân vi lượng giành cho nhãn, vải phun vào thời kỳ ra hoa).

Bón thúc lần 3:

– Bón vào tháng 4. Mục đích để thúc quả nhanh lớn.

– Lượng bón: 0,5kg urê + 0,5-0,7kg Kali + 2kg lân. Bón đúng, bón đủ và cân đối cây sẽ cho năng suất cao và chất lượng quả ngon.

3. Đối với cây ra quả cách năm do thiếu dinh dưỡng:

– Đối với cây quá xấu, đất cằn cỗi không có khả năng ra hoa, kết quả cần bổ sung dinh dưỡng đặc biệt là Kali và lân trộn thêm xỉ than, tro bếp bón đều quanh gốc, cần xới xào từ gốc đến hết chiều rộng tán lá rồi mới rải phân lên đó. Sau đó rải một lớp bùn hoà mỏng, quấy kỹ và lưu ý đắp gờ để giữ ẩm. Khi bùn dạn chân chim tiến hành tưới nhử rễ, dùng nước phân chuồng hoặc nước tiểu và phân NPK khoảng 2kg hoà lẫn tưới đều lên mặt bùn.

– Với những cây khi thấy chất lượng quả kém dần thì dùng phân bón lá phun lên lá vào thời kỳ ra lộc non, kết hợp bón xung quanh gốc bằng tro bếp + xỉ than + NPK theo chiều rộng tán ở độ sâu 1 – 3 cm.

Tin liên quan:

>>Phòng trừ các loại sâu phá hoại nhãn

>>Phòng trừ bệnh thối trái nhãn

>>Kỹ thuật xử lý dơi phá hoại nhãn

Từ khóa: cây nhãn, kỹ thuật bón phân, Kỹ thuật chăm sóc cây ăn trái

Nguồn: sinhhocvietnam

Bản Tin Xanh

Tin Hot
Top