For a better experience please change your browser to CHROME, FIREFOX, OPERA or Internet Explorer.
Kỹ thuật phòng trừ bướm, trứng, ấu trùng và sâu non đục trái bưởi

Kỹ thuật phòng trừ bướm, trứng, ấu trùng và sâu non đục trái bưởi

Kỹ thuật phòng trừ bướm, trứng, ấu trùng và sâu non đục trái bưởi

Bưởi da xanh là một loại cây ăn trái có giá trị kinh tế cao, làm cho cuộc sống của nhiều nhà vườn khấm khá. Tuy nhiên, do tình hình biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp đã làm cho dịch bệnh và sâu hại ngày càng khó quản lý. Trong các loại sâu hại, sâu đục trái bưởi da xanh là một loại sâu hại đáng ngại nhất vì nó làm thiệt hại năng suất.

Sâu đục trái bưởi có tên khoa học Citripestis sagittiferella. Vòng đời của sâu đục trái bưởi khoảng 25 – 28 ngày: Trứng 4 – 7 ngày, ấu trùng 9 – 15 ngày, nhộng 7 – 10 ngày, thành trùng (Bướm) 2 – 4 ngày. Khả năng bay xa, một giờ bay được 5km.

Sâu đục trái Bưởi

Sâu đục trái tấn công trái bưởi từ khi giai đoạn còn nhỏ đến khi thu hoạch. Khi tấn công trên trái non chúng làm cho trái phát triển chậm và rụng sớm. Đối với trái trưởng thành, sâu dễ dẫn đến thối trái do bộ nhiễm và cũng có thể sẽ rụng sớm. Những trái chưa rụng thì phần thịt cũng bị hư hại, chất lượng kém, không thể tiêu thụ, làm thiệt hại lớn cho nhà vườn.

Dưới đây là một số biện pháp trừ sâu đục trái trên cây bưởi

1. Biện pháp tưới nước

Phun nước thường xuyên 3 đến 4 ngày phun một lần. Bởi vì trứng sâu 5 ngày mới nở, tưới như vậy trứng sẽ rơi xuống đất sẽ bị hư. Trong quá trình sinh trưởng của trái, phun nước sẽ hạn chế gần 80% tỉ lệ sâu hại. Đồng thời, màu sắc trái sẽ sáng bóng hơn. Lựa chọn thời điểm mát mẻ lúc 5-7h sáng hoặc 17-19h để đạt hiệu quả nhất. Bà con nhớ phun trực tiếp vô trái, cuống trái cứng nên sẽ không lo bị rụng.

2. Biện pháp bao trái

Đây là biện pháp có hiệu quả và thân thiện với môi trường. Nên tiến hành bao quả khi chấm dứt tỉa thưa quả hay khi quả 1-2 tháng tuổi.

3. Biện pháp tổng hợp

Tỉa bỏ những cành yếu ớt, cành hay bị sâu bệnh. Nhằm tạo sự thông thoáng, dễ kiểm tra vườn, cũng như hạn chế nhiều dịch bệnh khác nữa. Thăm vườn thường xuyên nhằm phát hiện sớm những trái bị sâu đục đưa đi tiêu hủy để tránh lây lan.

Cần phun định kỳ thuốc sâu sinh học để diệt trứng sâu và sâu non mới nở trên trái bằng các chế phẩm trừ sâu sinh học như BT (Bacillus thuringiensis). Bà con nên nhớ phun đẫm các mặt của trái để đạt hiệu quả nhất.

Bón đầy đủ dinh dưỡng cho cây bằng các loại phân hữu cơ, phân bón lá, phân trung vi lượng để giúp nâng cao sức đề kháng của cây trồng, cây trồng phát triển tốt lá to, lớp biểu bì dày khiến sâu non khó xâm nhập lá, hạn chế gây hại.

Đồng thời nuôi và phát triển các loài thiên địch của sâu đục trái trong vườn như kiến vàng. Và nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về cách phòng trừ sâu đục trái trên bưởi. Hoặc các vấn đề về sâu, bệnh khác trên cây trồng, để lại thông tin để được tư vấn miễn phí !



    Từ khóa: cây bưởi

    Nguồn: sinhhocvietnam

    Bản Tin Xanh

    Tin Hot
    Top