For a better experience please change your browser to CHROME, FIREFOX, OPERA or Internet Explorer.
Kỹ Thuật Trồng Chuối Sứ hiệu quả nhất

Kỹ Thuật Trồng Chuối Sứ hiệu quả nhất

Chuối sứ là một loại quả rất quen thuộc rất người Việt với hình ảnh mân ngũ quả. Cùng với đó chuối sứ còn mang lại hiệu quả kinh tế khá cao, cách trồng đơn giản, mức đầu tư lại không cao. Vậy các bạn đã biết kỹ thuật trồng chuối sứ chưa? Nếu chưa các bạn hãy theo dõi bài vết này của Fao nhé!

Điều kiện cần thiết khi thực hiện kỹ thuật trồng chuối sứ

  • Nhiệt độ thích hợp để trồng chuối sứ là từ 25 – 35 độC.
  • Lượng ánh sáng trên 2.000lux ( độ rọi ánh sáng/1m2 )
  • Ẩm độ không khí từ 50-90%

Kỹ thuật trồng chuối sứ

Kỹ thuật trồng chuối sứ

Chuẩn bị trồng chuối sứ

1, Đất trồng chuối sứ

  • Đất đồi, nương rẫy, đất phù sa… thích hợp nhất là đất có nhiều mùn, dễ tiêu thoát nước.
  • Đất có pH thích hợp từ 5-7.

2, Đào hố trồng chuối sứ

  • Hố trồng có kích thước 40x40x40cm, trộn lớp đất mặt với 5-7kg phân hữu cơ + 0,5kg lân + 10g Furadan 3H.
  • Riêng đối với trường hợp 2 cây/hố thì kích thước hố là 80x80x40cm, lượng phân bón sẽ tăng gấp đôi.

3, Cây giống chuối sứ

  • Cây con tách từ cây mẹ: cao 0,6-1m, có 3-5 lá và cây không bị sâu bệnh.
  • Cây chuối cấy mô: cao khoảng 40-50cm, có từ 3 -5 lá.

4, Thời vụ trồng chuối sứ

Bạn có thể trồng chuối sứ quanh năm.Trồng chuối sứ

Trồng chuối sứ

Kỹ thuật trồng chuối sứ và quy trình chăm sóc

1, Mật độ trồng chuối sứ

  • Trồng 1 cây/hố: 2×2,5m
  • Trồng 2 cây/hố: trồng mật độ 3,5x3m và khoảng cách giữa 2 cây trong hố 0,5-0,6m

2, Cách trồng chuối sứ

  • Trồng theo hình chữ nhật hoặc nanh sấu. Đặt cây con thấp hơn hố trồng từ 10-15cm, sau đó lấp đất đầy hố trồng.
  • Nếu trồng vào mùa nắng dùng rơm rạ phủ gốc để giữ ẩm cho cây.

Cách trồng chuối sứ

Cách trồng chuối sứ

3, Tưới nước

  • Mùa nắng ở giai đoạn cây con cần tưới 2 ngày/lần, cây trưởng thành 2 lần/tuần.
  • Mùa mưa cần có biện pháp thoát nước tốt, tránh ngập úng vườn.

4, Bón phân

Bón lót: sau khi thu hoạch cần bón bổ sung 5-7kg phân hữu cơ + 0,5kg lân

Bón thúc: 300g ure + 300g kali/cây/vụ. Lượng phân này chia ra bón trong 6 lần.

  • + 10-20 ngày sau khi trồng 10g ure /cây
  • + 30 ngày sau khi trồng 10g ure + 10g kali/cây
  • + 60 ngày sau khi trồng 40g ure + 40g kali/cây
  • + 120 ngày sau khi trồng 90g ure + 70g kali/cây
  • + 180 ngày sau khi trồng 100g ure + 70g kali/hố
  • + Trước khi trổ buồng (khi cây ra lá non) 50g ure + 100g kali/hố

5, Chăm sóc

  • Tỉa chồi: thường xuyên tỉa chồi, chỉ giữ 2 chồi/cây và tuổi chồi cách nhau 4 tháng
  • Bẻ bắp và chống quày: sau khi xuất hiện 1-2 nải trung tính, tiến hành bẻ bắp. Dùng cây chống quày tránh đổ ngã
  • Thường xuyên cắt bỏ lá úa vàng
  • Đốn bỏ cây mẹ đã thu buồng, đào bỏ củ, cắt bỏ lá khô, sâu bệnh, bẹ khô và chuyển ra khỏi vườn

Phòng trị sâu bệnh hại

  • Sùng đục: dùng Furadan hay Basudin rải trên cổ gốc chuối, hoặc dùng bả mồi là những khúc thân chuối bổ đôi úp quanh gốc để bắt thành trùng như sùng đục củ.
  • Sâu đục lá: phun Polytrin, Dimecron, Decis.
  • Bù lạch: phun thuốc Decis hoặc Sherpa ở giai đoạn mới trổ và trái còn nhỏ.
  • Tuyến trùng hại rễ: rải Basudin hay Furadan vào hố trồng.
  • Bệnh đốm lá: phun Bordeaux hay Benomyl.
  • Bệnh héo rũ Pnama: tiêu hủy cây bệnh, khử đất đối với vôi hoặc Bordeaux.
  • Bệnh chùn đọt: loại bỏ cây bệnh khỏi vườn.

Như vậy là chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu xong về cách trồng chuối sứ rồi. Qua bài viết này Fao hy vọng bạn có thể tự tay trồng cho mình những gốc chuối sứ thật xanh tốt nhé. Chúc bạn thành công!

Nguồn: fao.org.vn

Bản Tin Xanh

Tin Hot
Top