Cách trồng gấc bằng hạt có lẽ là phương pháp phổ biến để nhân giống cây gấc. Cách trồng này vừa đơn giản, tiết kiệm thời gian mà chất lượng quả thu được cũng rất tốt.
Nhắc tới gấc là nghĩ ngay tới đây là loại quả chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, vừa tốt cho sức khỏe lại có thể sử dụng chúng để làm đẹp rất hiệu quả.
Có thể sử dụng gấc với nhiều mục đích khác nhau như: chế biến thực phẩm, nấu thành tinh dầu gấc, làm chất tạo màu,….
Đến với bài viết này, Fao sẽ hướng dẫn bạn kỹ thuật trồng gấc bằng hạt, chỉ cần thực hiện theo đúng quy trình thì hoàn toàn có thể thu được những trái gấc chất lượng nhất.
Chuẩn bị gì khi trồng gấc bằng hạt
Trước khi bắt tay vào trồng gấc bằng hạt thì bạn cần chuẩn bị sẵn: đất trồng, giàn leo, thời vụ trồng,… để đảm bảo cây có thể khỏe mạnh và phát triển tốt.
1. Chọn đất trồng, đào hố
Gấc là loài cây không kén đất, trồng trên vùng đất nào cũng có thể sống. Nhưng để có thể thu được chất lượng và năng suất cao nên lựa chọn đất tốt (đất phù sa), có khả năng thoát nước tốt.
Cuốc xới đất trồng của bạn để ủ nơi định trồng gấc bằng hạt theo khoảnh đất khoảng 1m2, độ sâu dao động từ 40 đến 60cm.
2. Thời vụ
Tùy thuộc vào từng vùng miền mà bạn thực hiện cách trồng gấc bằng hạt vào những thời điểm khác nhau. Tham khảo những thông tin dưới đây để lựa chọn thời điểm trồng gấc bằng hạt cho phù hợp nhé.
Vì khí hậu tại Nam bộ thường ấm áp nên trái gấc sẽ phát triển, sinh trưởng và cho trái quanh năm. Hầu hết người dân nơi đây trồng gấc bằng hạt vào thời điểm đầu mùa mưa (cuối tháng 3 tới đầu tháng 4 Dương lịch).
Vào thời điểm mùa mưa gấc phát triển rất nhanh, chỉ sau khoảng thời gian là 3 tháng thì bắt đầu hình thành trái, thời gian thu hoạch trái kéo cho tới giữa mùa khô (từ tháng 12 đến tháng 1).
Tới giai đoạn cuối mùa khô cây sinh trưởng kém và phát triển trái nhỏ. Đến giai đoạn này bạn hãy cắt gốc và chờ tới mùa mưa xuống cây gấc sẽ tái sinh trở lại.
Miền Bắc: Nên thực hiện cách trồng gấc bằng hạt từ tháng 2 tới tháng 3 dương lịch.
3. Thiết kế giàn leo cho gấc
Trồng gấc cũng giống với trồng mướp hay trồng bầu, cần phải đào hố hay đào rãnh để trồng và thiết ké giàn cho dây gấc leo mới có thể thu được nhiều trái.
Nếu bạn trồng gấc bằng hạt để gia đình mình dùng thì có thể cho gấc bò lên những cây thân gỗ trong vườn đã bị chết khô hay bò phủ tán những cây thân mọc còn sống nhưng năng suất thu được không cao.
Khi dây gấc leo càng cao thì số lượng quả thu được càng ít,… cho chúng leo theo phương ngang thì sẽ thu được nhiều quả hơn.
Trồng tập trung cần chú ý:
Bạn cần phải tìm hướng cho hàng gấc để tránh tình trạng gió bão làm đổ, tùy theo từng địa phương và địa hình, địa vật nơi bạn trồng. Thiết kế giàn hay làm giậu sao cho hướng gió đi vào giữa hai giậu gấc.
– Cách làm giậu (đối với những địa điểm vùng đất đồi núi): Trên một đường thẳng theo hướng gió mà bạn đã lựa chọn, trồng những cây để dùng chúng làm cọc (có thể trồng cây gạo, phượng, tre, bưởi,…).
Khoảng cách giữa những cây trồng này là 3m. Giai đoạn năm đầu và năm thứ hai có thể đóng cọc xen các cây đó để làm giậu. Năm thứ ba thì những cây kia lớn sẽ thay thế cho cọc.
Khi cây gấc sinh trưởng mạnh phải chặt ngọn những cây trồng làm cọc chỉ để lại phần thân cây cao bằng với tay của người lớn.
– Làm giàn: Bạn có thể thiết kế giàn bằng những cây trồng tạp, tre nứa hay thậm chí là cột bê tông. Một số nơi (như Quảng Trị, Đà Lạt…) thường sử dụng dây cước một sợi (đường kính dây chừng 2mm) đan thành lưới (kích thước giữa những mắt lưới là: 30cm × 30cm).
Tiếp theo, bạn căng lên giàn. Giàn bằng lưới cước có chi phí thấp có thể giữ được từ 3 cho tới 5 năm.
Cách làm gian để trồng gấc bằng hạt này đang được triển khai rộng rãi tại nhiều tỉnh như Hải Dương, Thái Bình,…mang tới hiệu quả kinh tế rất cao.
Cách trồng gấc bằng hạt
Cách trồng gấc bằng hạt cũng không quá phức tạp, bạn chỉ cần thực hiện theo đúng quy trình, kỹ thuật mà Fao hướng dẫn thì đảm bảo cây luôn khỏe mạnh, phát triển tốt.
Ươm hạt giống bằng hạt sẽ đem lại tỷ lệ nảy mầm cao nhưng nếu như bạn không biết cách chọn hạt giống thì tỷ lệ dính phải cây đực rất cao (có thể tới 50%).
Theo chia sẻ của những người đã có kinh nghiệm trong kỹ thuật trồng gấc bằng hạt thì bạn hãy chọn trái lấy hạt tại các cây có trái to, sai trái.
Tới khi toàn bộ trái chín đỏ mới bắt tay vào việc thu trái và nên chờ thêm cho trái gấc chín rực thêm vài ngày rồi mới dùng tay bóp để lấy hạt.
Chọn lựa những hạt có dạng hình tròn, đầy đặn, như vậy sẽ cho tỷ lệ cây cái cao, những hạt có hình dạng nhỏ dài, cong queo, vặn vẹo thông thường là những cây gấc đực.
Trước khi gieo thì bạn cần chà rửa thật sạch lớp nhớt bọc xung quanh vỏ hạt để hạt nẩy mầm dễ dàng hơn hay ngâm hạt trong dung dịch acid sunfuric có nồng độ 10% trong khoảng thời gian là một ngày cho vỏ hạt mềm, như vậy tỷ lệ nảy mầm khi gieo sẽ cao hơn.
Lựa chọn hạt giống tốt để gieo là tiền đề để thu được năng suất cao về sau. Sau khi hoàn thiện bước ngâm nước bạn có thể đem gieo hạt trực tiếp tại những hố đào.
Một hố bạn nên gieo từ 3 cho tới 5 hạt rồi tỉa để lại khoảng 1 đến 2 cây. Khi cây ra trái, nếu có cây đực thì tiến hành nhổ bỏ, khoảng cách giữa mỗi hố là 4 đến 5 m.
[kdn-iframe src=”about:blank” width=”560″ height=”315″ frameborder=”0″ allowfullscreen=”allowfullscreen” data-rocket-lazyload=”fitvidscompatible” data-lazy-src=”https://www.youtube.com/embed/yavrzRl3bSE”][/kdn-iframe]
[kdn-iframe src=”https://www.youtube.com/embed/yavrzRl3bSE” width=”560″ height=”315″ frameborder=”0″ allowfullscreen=”allowfullscreen”][/kdn-iframe]
Cách chăm sóc cho cây gấc
Việc chăm sóc cho cây sau khi hoàn thiện cách trồng gấc bằng hạt là không thể bỏ qua. Bởi chúng sẽ giúp cho cây trồng của bạn phát triển nhanh chóng, khỏe mạnh và đặc biệt chất lượng quả thu được sẽ tăng lên rất nhiều.
Khi cây gấc phát triển tới độ cao từ 30 cho tới 40 cm, bạn cần phải thường xuyên theo dõi bắt ngọn leo vào giàn và thường xuyên bắt những ngọn phân tán đều trên toàn bộ giàn, theo dõi các gốc thường xuyên, những gốc mà có nhiều quả sau năm thứ nhất thì hãy giữ chúng lại.
Vào giai đoạn cuối mùa hoa, cắt bớt đi những nhánh con không có hoa để tập trung chất dinh dưỡng nuôi quả. Thường xuyên làm sạch cỏ dại, xới nhẹ đất xung quanh vị trí gốc, cách gốc từ 25 đến 30 cm để kích thích cho rễ sinh trưởng.
1. Bón phân
Bón lót cho mỗi gốc gấc một lượng từ 10 đến 15 kg phân chuồng hoai mục. Khi cây phát triển được 25 đến 30 ngày, sử dụng phân hỗn hợp NPK16-16-8 để bón cho gấc (mỗi hốc sử dụng một lượng từ 0,5 đến 1,0 kg) để cây phát triển mạnh cho nhiều trái, trái to.
2. Tưới và thoát nước
Đất được sử dụng để trồng gấc bằng hạt cần đủ ẩm nhưng không được trong tình trạng ngập úng, vì vậy phải tưới đủ nước khi khô và thoát nước tại gốc cây cho vào những thời điểm cần thiết.
Cây gấc cần nước nhiều nhất tại thời điểm cây hoa và hình thành trái, sử dụng rơm rạ hoặc bèo lục bình phủ kín toàn bộ gốc gấc để giảm thiểu tình trạng bốc hơi nước và cỏ mọc.
Thiếu nước trong thời kỳ này sẽ khiến cho hoa rụng, trái sinh trưởng kém, năng suất thu được thấp. Xung quanh gốc cũng cần làm rãnh để có thể thoát nước khi mưa nhiều.
Độ ẩm phù hợp để trồng gấc bằng hạt là từ 70 đến 80% độ ẩm tối đa.
Nên sử dụng chất kích thích tố NAA (Naphthalen Acetic Acid) để phun cho cây theo nồng độ từ 25 đến 100 ppm (phần triệu) trong thời kỳ cây còn nhỏ phát triển được 1 đến 2 lá thật sẽ giúp tăng số hoa cái trên cây.
Xử lý để gốc gấc: Đối với điều kiện thời tiết bình thường sau khi hái trái gấc gần xong vào thời điểm cuối tháng 2 dương lịch tại miền Bắc và những tháng mùa khô tại miền Nam (từ tháng 11 đến 12 dương lịch) thì cây gấc đã rụng lá hầu hết.
Lúc này, bạn sử dụng dao hay rựa bén, kéo cắt cành chặt hay cắt dây gấc đi, chỉ chừa lại một đoạn gốc có chiều dài từ 40 đến 60 cm trên mặt đất, rồi tiến hành đào hố hình vành khăn có chiều rộng 20 cm, độ sâu là 10 cm cách gốc 1 khoảng từ 25 đến 30 cm bón phân.
Tiếp theo hãy lấp đất lại và tưới nước để gốc đuộc tái sinh chồi mới. Mỗi năm cần tiến hành cắt dây 1 lần; sau khoảng 3 đến 4 năm gốc gấc phát triển rất to, sẽ cho ra nhiều trái nếu bạn chăm sóc chúng thường xuyên.
3. Thụ phấn nhân tạo
Gấc là giống cây đơn tính, thụ phấn chủ yếu dựa vào gió, sâu bọ, ong bướm… Để có thể tăng năng suất thì bạn hãy thực hiện thụ phấn nhân tạo.
Bằng cách sử dụng bông ướt lấy phấn tại vị trí đầu nhị của hoa đực bôi đều lên nhụy của hoa cái vào giai đoạn hoa đực và hoa cái đã nở đều.
Chỉ mới chăm sóc tốt 1 gốc thôi mà chúng cũng cho thu được hàng tạ quả. Sau khi thu hoạch quả xong, cắt dây chừa lại gốc, đến vụ gấc thì lại tiến hành bắn mầm lên cây mới, những cây gấc vụ sau khoẻ mạnh và cho năng suất cao hơn so với những vụ trước.
4. Phòng trừ sâu bệnh khi trồng gấc bằng hạt
Cách trồng gấc bằng hạt rất đơn giản nếu cây không bị nhiễm sâu bệnh. Thật may mắn khi gấc là một trong số cây trồng ít khi bị sâu bệnh hại tấn công.
Gấc được đánh gi là giống cây trồng có sức chống chịu tuyệt vời, chưa thấy xuất hiện sâu bệnh hại xâm nhập, chim chuột phá tương đối ít, bộ phận thân lá gấc có mùi hôi nên trâu bò cũng không phá.
Thu hoạch và bảo quản gấc
Chắn chắn đây là giai đoạn mà các bạn mong chờ nhất trong suốt quá trình thực hiện cách trồng gấc bằng hạt đúng không nào. Tuy nhiên gấc là loại cây có yêu cầu cao trong việc thu hoạch, vì vậy hãy thực hiện theo hướng dẫn dưới đây để năng suất thu được là tốt nhất nhé.
Gấc ra hoa vào thời điểm đầu tháng 6; tháng 7 cây bắt đầu ra quả, tới tháng 8 dương lịch thì quả sẽ chín, kéo dài bắt đầu từ tháng 9 cho tới tháng 2 năm sau.
Chỉ nên bắt tay vào thu hái gấc khi quả đã chín đỏ (sắc đỏ chiếm đến 1/2 quả). Màng đỏ bọc ngoài hạt dày, lúc này là gấc chứa nhiều chất béo sẽ chiết tách được nhiều dầu và caroten nhất.
Khi hái gấc nên lựa chọn những ngày có thời tiết nắng ráo. Sử dụng dao sắc hay kéo bén cắt cuống trái chỉ chừa lại một đoạn có chiều dài là 8 đến 10cm.
Sau đó bạn nhẹ nhàng xếp quả vào trong sọt, mỗi sọt có khối lượng khoảng 15 đến 20kg để dễ dàng cho quá trình vận chuyển.
Dưới đáy sọt cứ một lớp quả gấc thì bạn để một lớp rơm rạ để giữ cho quả gấc không bị vỡ bẹp, đặc biệt là khi bạn vận chuyển đi xa. Trước khi sử dụng bạn hãy bảo quản chúng tại những vị trí thoáng mát.
Gấc là giống cây trồng có tuổi thọ cao (sống từ 15 đến 20 năm), rụng lá vào thời điểm mùa đông. Khi thu hoạch xong hãy cắt bỏ toàn bộ những bộ phân thân cành, chỉ chừa lại chừng 30 đến 50cm gốc. Đến giai đoạn vụ xuân từ gốc sẽ mọc lên những cây gấc mới.
Qua bài viết này, Fao hy vọng bạn có thể tự tay trồng gấc bằng hạt thành công, thu được những cây gấc khỏe mạnh, chất lượng cao. Mong rằng sau một vụ trồng gấc bằng hạt này sẽ đem tới nguồn kinh tế lớn cho gia đình bạn. Chúc bạn thành công!