Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Bơ hiệu quả nhất
Bơ là giống cây ăn trái có giá trị kinh tế lớn. Để thu được năng suất, chất lượng cao và hạn chế tình trạng sâu bệnh gây hại thì việc nắm bắt các quy trinh kỹ thuật trồng và chăm sóc là rất quan trọng
I. ĐẶC TÍNH SINH LÝ
– Bơ cho hoa lưỡng tính và có khả năng tạp giao lớn. Căn cứ vào thời gian hoạt động của nhị đực và nhụy cái, người ta chia bơ ra:
• Nhóm 1: Hoa nở lần một vào buổi sang, nhụy cái chín nhưng nhị đực chưa tung phấn. Tiếp theo là thời kỳ hoa co lại, đến buổi trưa ngày hôm sau hoa nở ra. Nhị đực chín tung phấn nhưng nhụy cái không còn khả năng thụ phấn. Khoảng cách thời gian giữa hai lần nở hoa của một hoa kéo dài trên 24 giờ.
• Nhóm 2: Ngược lại, hoa nở một lần vào buổi chiều, nhụy cái chín sẵn sàng đón phấn. Tiếp theo đó là thời gian hoa co lại khoảng 18 giờ; hoa nở lần hai vào buổi sáng hôm sau; nhị đực chín và tung phấn.
Nghiên cứu trên cho kết luận là cần trồng hai nhóm giống nhằm tăng cường khả năng thụ phấn giúp cho bơ đạt năng suất cao.
– Nhiệt độ: Cây bơ phát triển nhiều ở độ cao 800- 2.000m, nhưng rãi rác cũng thấy được trồng ở đồng bằng hay ở nhữing nơi cao hơn. Người ta chia ra 5 nhóm giống căn cứ vào tính chịu lạnh của của từng nhóm.
– Độ ẩm: Lượng mưa tối thích cho cả năm là 1.000 – 1.500mm phân bố dều nhưng thời kỳ ra hoa thời tiết khô ráo, mát mẻ thì thuận lợi cho việc thụ phấn. Mưa nhiều vào thời kỳ thu hoạch cũng làm giảm chất lượng quả như thịt nhiều nước hơn và hàm lượng chất béo cũng giảm.
– Đất đai: Bơ trồng được trên nhiều loại đất khác nhau: đất sét pha cát, đất pha sét, đất thịt nặng… Nhưng đất cần giầu chất hữu cơ, tầng đất hữu dụng sâu, thông thoáng, dễ thoát nước.
II. KỸ THUẬT TRỒNG BƠ:
1. Giống: Nên sử dụng cây giống bơ ghép từ mắt ghép của cây bơ có năng suất cao, sức chống chịu tốt, chất lượng ngon và mùa vụ có thể kiểm soát được.
2. Thời vụ trồng: Nếu có hệ thống nước tưới chủ động có thể trồng quanh năm, nếu việc cung cấp nước có hạn chế nên trồng vào mùa mưa.
3. Cách trồng:
• Đào hố và bón lót: Sau khi làm đất xong, đào hố: 60x60x60cm, bón 1kg vôi bột. Sau 1 tuần bón 0,5 ký phân Lân, 5- 10 ký phân hữu cơ… trộn đều vào trong đất đã đào lên và lấp tất cả vào hốc đã đào trước khi trồng 1- 2 tuần.
• Cự ly trồng: Trung bình trồng 6x7m/cây.
• Cách trồng: Rọc 1 bên túi đựng cây giống, bỏ phần túi nhựa, đặt cây vào giữa mô và lấp đầt lại.
• Phủ gốc và tưới nước giữ ẩm cho cây bơ.
III. CHĂM SÓC BƠ
1. Bón phân:
• Phân hữu cơ: Bón 10- 15 ký/cây/năm vào đầu mùa mưa hay sau khi thu hoạch. Nên sử dụng phân chuồng đã ủ hoai mục bằng Nấm đối kháng trichoderma để ngăn chặn tuyến trùng và nấm bệnh gây hại trên cây bơ
• Phân hoá học NPK 16-16-8: Thới kỳ xây dựng cơ bản bón cho cây vào giai đoạn lá già. Mới trồng bón 60- 80 gam/cây cách gốc 15-20cm. Cây lớn bón tăng dần, năm thứ ba bón 350- 500 gam/lần (bón xa cách gốc ít nhất 1m).
[kdn-iframe width=”640″ height=”360″ src=”https://www.youtube.com/embed/_qnZmdxhXMQ” frameborder=”0″ allowfullscreen=””][/kdn-iframe]
Hiệu quả sử dụng chế phẩm vườn sinh thái trên cây ăn trái tại Vĩnh Long
• Phân bón qua lá: Cây trồng hấp thường hấp thụ dinh dưỡng qua lá nhanh hơn qua rễ. Vì vậy nên sử dụng Chế phẩm sinh học Vườn Sinh Thái pha theo tỷ lệ 1/2000 phun vào các giai đoạn của cây. Cách 15-20 ngày phun 1 lần. Giúp cây phát triển đồng đều. Tăng tỷ lệ ra hoa đậu trái
2. Tỉa cành tạo tán:
Cây trồng sau 7- 8 tháng có thể bắt dầu tỉa cành tạo tán giúp cây thông thoáng, tán cây tròn đều. Cắt xén cành khô, cành vượt, cành bị sâu bệnh… sau mùa thu hoạch. Bơ thường ra trái cách năm nên năm sai trái nên tỉa bớt trái để cây cho trái đạt chất lượng tốt và năm sau không bị thất mùa. Mùa bơ ra hoa, nuôi ong sẽ giúp cho việc thụ phấn tốt hơn.
3. Phòng trừ Sâu, nấm bệnh gây hại:
3.1 Phòng trừ sâu bệnh
• Sâu cuốn lá (Gracilaria percicae Busk): Bướm thường đẻ trứng trên lá non, trứng nở thành sâu và lớn dần lên, hay là sâu nhả tơ cuốn lá lại để làm tổ để đẻ.
• Sâu cắn lá: Có rất nhiều loài, gây hại bằng cách ăn trụi lá làm chết cây con và làm còi cọc cây lớn. Có thế tìm thấy sâu trên lá, trên cành hoặc vỏ thân cây. Ban ngày, sâu ẩn núp dưới gốc cây, đêm đến bò lên phá hoại.
• Sâu đụt thân: Thuộc họ vòi voi gây hại. Ấu trùng đụt khoét bên dưới võ thân, cành và phần ngoài lớp gỗ phá vỡ tầng hình thành từ trên xuống làm phần bên trên còi cọc và có thể bị chết.
• Rầy bông (Pseudococcus citri Risse): Rầy thường xuất hiện vào mùa mưa, chích hút nhựa lá và đọt non, quả non làm cây giảm sức tăng trưởng.
3.2 Phòng trừ nấm bệnh
• Bệnh thối rễ: Do nấm Phytophthora cinnamoni gây ra. Phòng ngừa bằng cách không trồng quá sâu, mùa mưa khai thông cho nước thoát nhanh nhất. Nước đọng kéo dài làm nấm Phytophthora cinnamoni có cơ hội tấn công gây hại rễ chính (rễ cọc), sau đó nấm lan dần phá hủy cả bộ rễ cây.
• Bệnh đốm lá (Cerocospora purpurea): Bệnh hại lá và trái, bệnh tích xuất hiện rải rác trên lá có hình dạng và kích thước gần giống nhau, hình có góc cạnh hoặc hơi tròn, màu nâu. Những đốm này cũng có thể liên kết lại với nhau thành những mảng. Trên trái, bệnh tạo nên những mụt lồi cỡ 5mm, có màu nâu nhạt đến nâu đậm. Trái bị bệnh mau hư thối. Bệnh tồn tại trên lá già để phát tán khi có điều kiện thích hợp.
• Bệnh khô cành (Colletotrichum cloeosporiodes): Nấm tấn công vào trên cành thường làm cành héo khô. Trên trái đã già, nấm thường xâm nhập vào những chỗ do trái cọ xát, bị thương tích, hay nơi vết chích hút, ăn vỏ quả của côn trùng làm cho trái bị thối nhũn.
• Bệnh héo rũ (Verticillium albo-atrum): Nấm tồn lại trong đất và gây bệnh cho bơ ở mọi lứa tuổi. Cây bị nhiễm nấm nặng thường đột nhiên lá bị héo trên một phần cây hoặc cả cây, lá khô nhưng khó rụng. Lột vỏ của cành hoặc rễ cây đã chết sẽ thấy những đường sọc màu nâu ở phần tiếp giáp vỏ và gỗ. Cây bệnh có thể bị chết hoặc suy kiệt.
VƯỜN SINH THÁI
Nguồn: https://vuonsinhthai.com.vn/ky-thuat-trong-va-cham-soc-cay-bo-hieu-qua-nhat.html