For a better experience please change your browser to CHROME, FIREFOX, OPERA or Internet Explorer.
Kỹ thuật trồng và chăm sóc Dưa Hấu hiệu quả cao bằng chế phẩm sinh học

Kỹ thuật trồng và chăm sóc Dưa Hấu hiệu quả cao bằng chế phẩm sinh học

Dưa hấu là loại cây có thể trồng quanh năm, cây phát triển được trên nhiều loại đất nhưng thích hợp nhất vẫn là đất cát pha, không nhiễm phèn, mặn, dễ thoát nước. Với kỹ thuật trồng cây dưa hấu đúng cách, bà con có thể dễ dàng trồng Dưa hấu thu được năng suất cao và hạn chế được dịch bệnh.

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Dưa Hấu

1. Cách ngâm ủ hạt giống

– Thời gian ngâm hạt giống:

Thời gian ngâm hạt giống phụ thuộc thời hạn sử dụng ghi trên bao bì hạt giống. Tại thời điểm ngâm giống, nếu thời hạn sử dụng dài (mới đóng gói từ kho lạnh) thì thời gian ngâm hạt giống càng dài, thông thường từ 16 – 20h. Ngược lại thời hạn sử dụng hạt giống còn ít thì thời gian ngâm ủ hạt giống càng ngắn, thông thường từ 6 – 10h.

– Lưu ý:

Thời hạn sử dụng của các hạt giống thay đổi tùy theo loại cây trồng và được tính từ khi bắt đầu đem hạt giống từ kho lạnh bảo quản đem đóng gói. Vì vậy lô hạt giống nào mới đóng gói thì chúng phải trải qua một thời gian nhất định của giai đoạn ngủ nghỉ (tiếp thời kỳ đang ngủ nghỉ mà hạt giống đã được bảo quản trong kho lạnh) nên cần ngâm nước trong thời gian dài để phá ngủ nghỉ. 

Ngược lại các lô hạt giống có thời hạn sử dụng sắp hết trong ngưỡng thời gian cho phép thì chỉ cần ngâm trong thời gian ngắn hơn vì lúc này hạt giống đã tồn tại bên ngoài kho lạnh khá lâu do đó đã hết thời gian ngủ nghỉ vì vậy thời gian ngâm hạt giống là ngắn hơn do hạt chỉ hút no nước để thủy phân các chất hữu cơ trong hạt cung cấp năng lượng cho quá trình nảy mầm của hạt.

Chú ý ngâm hạt giống trong nước 2 sôi 3 lạnh để thúc đẩy các phản ứng hóa sinh trong hạt. Thông thường sau khi ngâm hạt thì chỉ cần ủ 24 – 30h hạt sẽ nứt nanh và lúc đó có thể đem gieo thẳng hoặc giâm trong bầu.

2. Kỹ thuật làm bầu

Để tiết kiệm chi phí, đảm bảo cho bộ rễ phát triển chúng ta có thể làm bầu theo phương pháp sau:

– Chuẩn bị đất bầu: Đất bùn ao phơi khô đập nhỏ, cứ một thúng đất bùn ao trộn với 2-3kg phân chuồng hoai mục chia đều cho khoảng 400-450 bầu đất(1 sào giống BB).
Dùng đất bùn phơi khô để làm đất bầu vì đất bùn có pH = 6-7, nhiều chất hữu cơ, ít nhiễm sâu bệnh, tạo điều kiện thuận lợi cho rễ phát triển tốt. Nếu đất có pH quá cao thì rễ cây khó tiếp đất và rễ thường bị teo khi gặp những loại đất này.

– Chuẩn bị bầu đất: Dùng giấy loại cắt và gián thành hình trụ đứng có đường kính 2-4 cm, cao 4-5cm. Sau đó dùng đất bầu đổ gần đầy và tưới ẩm bão hòa.

3. Kỹ thuật gieo hạt

Sau khi tưới ẩm bão hòa vào bầu đất, tra hạt nhẹ nhàng vào bầu, phần mầm cắm xuống phía dưới phần còn lại để hở lên trên và bổ sung thêm ít đất bột lấp kín phần hạt còn lại phía trên.

Lưu ý: Không cắm ngược mầm lên phía trên vì nếu làm vậy sau này cây sẽ mọc ngược và phải mất thêm 1 khoảng thời gian phần lá mầm mới bật lên được, làm cây yếu và mọc chậm. Thông thường từ khi gieo đến khi cây bật hết lá mầm lên khỏi bầu mất 4 ngày, sang đến ngày thứ 5 có thể đem cây ra trồng đại trà.

4. Kỹ thuật tạo luống

– Kích thước: Luống rộng 1,8 – 2m, sâu 20 – 25 cm, rãnh rộng 30 -35 cm, tầng canh tác dày thì rãnh hẹp, tầng canh tác mỏng thì làm rộng.

– Dùng ống sắt có đường kính 3,5 – 4,5 cm, cao 4-5 cm đâm xuyên xuống đất tạo hố trồng sao cho đặt gần vừa với kích thước bầu, khoảng cách đục lỗ 25 – 35cm. Hố trồng cách mép luống gần nhất là 20 cm.

5. Bón lót

Bón lót trước khi trồng cho 1 sào bắc bộ: Phân hữu cơ 400 -500kg, phân NPK tổng hợp đầu trâu 16:16:8 khoảng 15 – 18kg. Các loại phân này bón và trộn đều trên mặt luống trước khi trồng.

Sau khi bón phủ luôn nilong chùm lên luống để hạn chế cỏ dại, giữ nhiệt và độ ẩm cho cây. Nilong dược cố định bằng dây mềm từ 2 đầu luống, cứ 4-5m lại cố định 1 đoạn, chính những dây mềm này sau này dùng để cố định cây luôn. Chi phí nilong cho 1 sào BB vào khoảng 350.000 – 400.000 đ/sào.

6. Kỹ thuật trồng

Sau khi cây có 2-3 lá thật, đem ra trồng đại trà trên luống (đã đục lỗ). Sau khi trồng dùng đất bột tra kín khoảng trống giới hạn giữa bầu và hố trồng, tưới giữ ẩm cho cây. Lưu ý đặt miệng bầu ngang bề mặt luống.

7. Chăm sóc sau trồng

*Tưới nước:

– Tưới giữ ẩm sau trồng, tuy nhiên giai đoạn này chú ý không nên tưới thừa ẩm vì giai đoạn này cây dễ bị bệnh như héo chết xanh, nở cổ rễ.
– Thời kỳ ra hoa kết quả cây cần đủ nước để vận chuyển dinh dưỡng về quả.

*Các biện pháp chăm sóc

– Thông thường nếu để cây phát triển tự do không bấm ngọn thì cây có thể phát triển kéo dài từ 3 – 4m. Vì vậy trong thời kỳ phát triển của cây nếu cây phát triển mạnh, vượt quá chiều ngang của luống nên bấm ngọn.

– Khi cây được 5-6 lá thật thì cây bắt đầu phân hóa hoa đầu tiên, khi cây đậu quả đầu tiên (quả 1) ta nên bỏ quả này vì nếu để quả sẽ có chất lượng kém, hay bị xương. Quả tốt nhất là quả ở vị trí thứ 2 cách quả thứ nhất 5 – 6 lá (vị trí giữa luống) Thường quả 1 đến quả 2 cách nhau 5-6 ngày tương đương 5-6 lá thật. Sau khi trồng từ 20 – 25 ngày cây bắt đầu phân hóa hoa và kết quả.

– Bấm ngọn: Khi cây lên 5-6 lá thật tiến hành bấm ngọn để cây phân hóa thành 2 mầm chồi và hướng 2 mầm chồi đó theo hướng nhất định hình chữ “U” theo hướng từ ngoài mép luống vào trong.

Cây phát triển theo hướng như hình vẽ là có mục đích:

– Lá gốc của cây sẽ bảo vệ gốc cây trong giai đoạn đầu, tránh sự tiếp xúc trực tiếp của ánh nắng, chống được hiện tượng teo gốc cục bộ, hạn chế mưa to xối vào gốc…
– Giúp chiều dài của cây và vị trí quả số 2 nằm thẳng gọn trên bề mặt luống, thuận tiện cho chăm sóc thu hoạch.

[kdn-iframe width=”640″ height=”360″ src=”https://www.youtube.com/embed/Gu7B57ZBSIQ” frameborder=”0″ allowfullscreen=””][/kdn-iframe]

Bà con nông dân tại Hải Dương đã ứng dụng Chế phẩm sinh học Vườn Sinh Thái nhiều năm nay
Thu được hiệu quả kinh tế cao và giảm thiểu được việc sử dụng phân bón hóa học – Bạn của nhà nông VTV2

Sử dụng Chế phẩm sinh học cho cây Dưa hấu

– Trong quá trình sinh trưởng phát triển của cây cần bổ sung dinh dưỡng cho đất đặc biệt những dòng chế phẩm sinh học: chế phẩm Vườn Sinh Thái, giúp cây phát triển cân đối, tăng sức đề kháng, hạn chế sâu bệnh hại, cho năng suất cao, chất lượng quả tốt, đặc biệt là bệnh thối quả trước và sau thu hoạch. 

Dùng 5ml chế phẩm pha với 10-12 lít nước phun đều một lượt, cách 10-15 ngày phun một lượt sẽ giúp cây phát triển cân đối. Bà con chú ý kết hợp sử dụng Chế phẩm sinh học Vườn Sinh Thái để tưới gốc, mục đích giúp đất phân giải hết chất khó tan thành dễ tan, bộ rễ hấp thụ dinh dưỡng tốt, giúp cây phát triển mạnh ức chế sự xâm hại của nấm bệnh. 

Bà con có thể xem thêm về Quy trình kỹ thuật sử dụng Chế phẩm sinh học Vườn Sinh Thái cho cây dưa hấu tại đây ► XEM NGAY

Nguồn: https://vuonsinhthai.com.vn/ky-thuat-trong-va-cham-soc-dua-hau-hieu-qua-cao-bang-che-pham-sinh-hoc.html

Bản Tin Xanh

Tin Hot
Top