For a better experience please change your browser to CHROME, FIREFOX, OPERA or Internet Explorer.
Kỹ thuật trồng và chăm sóc nho

Kỹ thuật trồng và chăm sóc nho

Kỹ thuật trồng và chăm sóc nho

Quả nho ngon và giàu dinh dưỡng, giá trị kinh tế cao. Trồng nho không khó nhưng để cây sai quả, quả to mọng thì cần chăm sóc và bón phân tỉ mỉ để tránh sâu bệnh. Sau đây là kỹ thuật trồng nho đạt năng suất cao và chất lượng tốt nhất

phong-chong-benh-than-thu-tren-cay-nho (1)phong-chong-benh-than-thu-tren-cay-nho (1)
Nho có thể ăn tươi hoặc ép sinh tố, nho khô, rượu vang, thạch nho,dầu hạt nho…. Đều thơm ngon bổ dưỡng

1. Nhân giống:

Giống nho đang được trồng phổ biến Nh01-93, NH01-48, NH01-96, Cardinal … dùng cho ăn tươi. Giống NH02-90 dùng chế biến rượu

Cây nho chỉ nhân giống bằng các phương pháp vô tính như giâm cành, chiết cành và ghép. Hạt chỉ dùng lấy cây làm gốc ghép. Phương pháp nhân giống nho chủ yếu ở các nước và ở nước ta hiện nay là giâm cành vì dễ làm và mau cho quả, sau đó là đến phương pháp ghép.

– Giâm cành:

Chọn những cành đã thành thục (đã hóa gỗ cứng) của vụ trước từ những cây nho khỏe, có năng suất cao. Cành giâm nên có tuổi từ 4 -12 tháng, cành trên 12 tháng tuổi tuy mau ra rễ nhưng mầm thường yếu. Đường kính cành hom khoảng 0,7-0,8cm (cỡ cây bút chì), cắt thành đoạn dài 20 cm có 3-4 mắt. Đánh dấu phía gốc và phía ngọn đoạn hom (chẳng hạn phía ngọn hom cắt thẳng, phía gốc cắt xiên).

– Chiết cành:

Chọn cành chiết là những cành bánh tẻ khỏe, vỏ còn xanh, khoảng 2 -3 tháng tuổi, đường kính khoảng 0,8 -1,0 cm. Trên cành bóc một khoanh vỏ rộng 2-3 cm, cạo sạch đến gỗ, bọc mùn cưa hoặc đất trộn phân hữu cơ, rơm rạ mục băm nhỏ, bên ngoài bọc giấy nilông trắng mỏng. Đất làm bầu đủ ẩm. Sau khi bó bầu xong buộc dây treo đoạn cành chiết lên giàn. Bóc một khoanh vỏ ngay dưới chỗ bầu đất để hạn chế chất dinh dưỡng chuyển xuống phía dưới sẽ kích thích ra rễ nhanh hơn. Sau khi chiết khoảng 4 tuần lễ thì ra rễ.

Thường chỉ trồng nho chiết khi cần có cây to trồng dặm vào chỗ thiếu cây để khỏi bị cây trồng trước lấn át.

– Ghép:

Phương pháp ghép thường áp dụng ở châu Âu do thường bị loại rầy Phylloxera gây hại nên phải dùng gốc ghép có sức chống chịu với rầy. Ở nước ta chưa có loại rầy này nên chưa nghiên cứu các loại gốc ghép và việc quản lí vườn cây ghép cũng khá phức tạp nên chưa áp dụng cách ghép.

ky-thuat-xu-ly-benh-nam-cuong-hai-nho (1)

ky-thuat-xu-ly-benh-nam-cuong-hai-nho (1)

2. Cách trồng:

– Muốn trồng nho sai quả trước hết phải tìm hiểu về điều kiện khí hậu thời tiết.Nên trồng nho ở những nơi ít mưa, khí hậu khô, mát, có nhiều nắng.

– Nên trồng nho vào tháng 11-1, khi hết mùa mưa. Mật độ trồng cây cách nhau 1,5-2m, hàng cách nhau 2,5m. Hố trồng kích thước hố 50x50x50 cm.

– Đất trồng:

Cây nho có thể trồng trên đất cát, đất thịt thậm chí cả đất lẫn sỏi đá trên sườn đồi, nếu đầu tư phân khoáng và phân hữu cơ lượng cao hơn, tưới nước và thoát nước tốt. Đất tốt nhất cho trồng nho là loại đất phù sa ven sông. Loại đất này rất giàu dinh dưỡng, tầng canh tác sâu, thoát nước nhanh. Đất phải nhiều mùn tỷ lệ tối thiểu là 2% nên cần bón nhiều phân hữu cơ.

– pH thích hợp nhất là 6,5-7, pH<5 cần bón thêm vôi, pH>7 phải rửa phèn.

– Bón lót 8-10kg/hố phân hữu cơ ủ hoai mục bằng TRICODERMA trước khi trồng 15-30 ngày. Đào lỗ chính giữa bằng bầu rồi lấp đất lại. Tưới đẫm nước sau trồng.

3. Kỹ thuật chăm sóc nho:

– Nho là cây ưa ánh sáng, thích nới nhiều nắng, khi hậu khô. Sợ mưa vì mưa làm rụng quả, rụng hoa và tạo điều kiện cho nấm bệnh phát triển. Độ ẩm không khí thấp là điều kiện thích hợp để trồng nho.

– Kỹ thuật tưới nước:

Rễ nho là nơi dự trữ dinh dưỡng của cây, đặc biệt mẫn cảm với tình trạng thiếu oxy nên nho không chịu được úng. Tưới nước cũng như bón phân rất quan trọng để quyết định năng suất cây nho. Mùa nắng cần tưới nhiều, mùa mưa đôi khi cũng cần tưới.

Đất cát 5-7 ngày tưới 1 lần. Giai đoạn lá nhiều, ra hoa, nuôi quả 3-5 ngày tưới 1 lần.

Đất thịt 10-15 ngày tưới 1 lần nhưng lượng nước tưới nhiều hơn. Thời kỳ ra quả cần tăng cường hơn 7-10 ngày/lần.

– Xới xáo:

Thường xuyên làm cỏ dưới giàn nho, không phơi mặt đất ra nắng, tránh đóng váng khi tưới nước nên cần phải xới xáo đất mỗi vụ 1 lần phá bỏ một phần rễ cũ, tái tạo rễ mới đồng thời bón phân, trộn vào đất.

– Cho nho leo và cắt tỉa:

Cho leo giàn không có gì khó. Dùng một cái sào, hoặc cọc gỗ lớn bằng ngón tay cái, cắm gần gốc nho, cắm dựng đứng. Chọn trong các ngọn nho ngọn khỏe nhất buộc cho leo lên giàn. Bao nhiều ngọn phụ, hoặc cành sinh ra sau này cắt hết, sát đến tận nách lá để có một thân duy nhất to khỏe. Khi ngọn chính đã lên tới giàn, ngắt búp sinh trưởng để cho các cành cấp 1 phát triển ( Cành cây 1 gọi là tay). Một gốc nho chỉ để lại một số tay nhất định, phổ biến là 2, 3 cũng có khi là 4 tùy theo giống nho.

4. Kỹ thuật bón phân cho cây nho:

– Bón phân là kỹ thuật quan trọng quyết định đến năng suất nho. Cây nho ăn nhiều nên cần nhiều dinh dưỡng.

Tham khảo: >>Kỹ thuật bón phân đạt chuẩn cho cây nho

5. Sâu gây hại:

Những vùng trồng nho càng nhiều mưa thì nho càng nhiều sâu bệnh hại

– Tham khảo sử dụng thuốc trừ sâu sinh học CNX-RS chuyên tri tất cả các loại sâu gây hại trên vườn nho

– Rệp sáp, rầy: hút nhựa trên các lá,ngọn non, cành, chùm và cuống quả làm cho lá quăn queo, ngọn héo, quả nhỏ, chùm nhỏ không phát triển và bị nứt ngay khi quả chưa chín sử dụng kêt hợp CNX-RS + SIÊU ĐỒNG

– Nhện đỏ: rất nhỏ, thường bám dưới mặt lá gặm biểu bì hút nhựa, thiệt hại nặng khi chồi vừa nẩy. Lá bị nhện đỏ không quang hợp được dễ rụng. Đặc biệt khi nắng nóng, ít mưa, không tưới kịp tác hại càng lớn. Sử dụng CNX-RS phun 2 lần cách nhau 5-7 ngày (có thể kết hợp phun kèm với Phân bón lá sinh học A4 để tăng độ kết dính, rút ngắn thời gian sinh trưởng, tăng khả năng quang hợp lên 30%).

6. Các loại bệnh thường gặp trên cây nho:

ky-thuat-xu-ly-benh-nam-cuong-hai-nho (3)

ky-thuat-xu-ly-benh-nam-cuong-hai-nho (3)

– Bệnh mốc sương:

Bệnh do nấm Plasmopora viticola gây ra. Rất đáng sợ, gây hại nhiều khi trời lặng gió, ẩm, mát thường vào mùa mưa tháng 10-1. Ban đầu hại lá sau đến hoa, quả,tay leo. Mặt trên lá ban đầu có màu vàng-xanh sau chuyển đỏ nâu.Mặt dưới lá tơ nấm tạo thành lông tơ, màng mỏng, trắng trắng.

Biện pháp: Sử dụng kết hợp ELICITOR + SIÊU ĐỒNG phun 2 lần cách nhau 5-7 ngày

– Bệnh phấn trắng:

Do nấm Uncinula necator = Oidium tuckeri gây ra. Bệnh phủ phấn trắng lên đọt non, lá non, thân cành non. Ban đầu các chỗ bệnh hại có màu trắng sau chuyển màu nâu gần như đen, nặng trong mùa mưa.

Biện pháp: ELICITOR + SIÊU ĐỒNG phun 2 lần cách nhau 5-7 ngày

– Bệnh rỉ sắt: Do nấm Pysopella vitis gây nên. Bệnh hại lá là chủ yếu, cũng chỉ xuất hiện mùa mưa, ở những lá hơi già dưới dạng những mụn rất nhỏ màu rỉ sắt. Hết mưa cũng hết bệnh. Không gây hại nặng nếu đã phun thuốc trừ bệnh phấn trắng và mốc sương.

Chú ý: Cây nho không chịu được gió vì gió to có thể làm đổ giàn, dập nát lá và chùm nho vì vậy không nên trồng ở những nơi thường xuyên có gió bão. Trồng nho ở những nơi hứng nắng nhưng cần che chắn gió.

– click vào tên sản phẩm để biết thêm thông tin chi tiết, hoặc có thể để lại thông tin bên dưới để gặp nhân viên tư vấn.

 

Nhận báo giá sản phẩm

Error: Contact form not found.

 

Bài viết liên quan:

>>Kỹ thuật trồng và chăm sóc xoài sai trĩu quả

>>Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây nhãn

>>Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây ổi

 

Từ khóa: cây nho, kỹ thuật chăm sóc nho, kỹ thuật trồng

Nguồn: sinhhocvietnam

Bản Tin Xanh

Tin Hot
Top