For a better experience please change your browser to CHROME, FIREFOX, OPERA or Internet Explorer.

Kỹ thuật ứng dụng Chế phẩm sinh học và phòng trừ sâu bệnh hại trên cây Đậu tương

Đậu tương (đậu nành) là một cây công nghiệp và thực phẩm quan trọng trong của nước ta. Đây cũng là cây trồng lấy hạt, lấy dầu quan trọng bậc nhất trên thế giới. Việc áp dụng những giải pháp mới để tăng năng suất, chất lượng cũng như đảm bảo được nguồn thực phẩm sạch đang được bà con rất quan tâm.

1. Quy trình kỹ thuật ứng dụng Chế phẩm sinh học Vườn Sinh Thái trên cây Đậu tương đem lại hiệu quả kinh tế cao

Giống DT84: Do Viện Di truyền NNVN chọn tạo, được công nhận giống quốc gia từ năm 1994, giống có TGST từ 85-90 ngày, P (trọng lượng) 100 hạt: 16-18gr, cây cao trung bình 45cm, hoa tím, cứng cây phân cành vừa phải, năng suất đạt 15-20 tạ/1ha. Tiềm năng cho năng suất 3,5 tấn/ha, chịu hạn, chịu nhiệt, chịu úng, hạn khá.

[kdn-iframe width=”640″ height=”360″ src=”https://www.youtube.com/embed/MDiambMOhjA?start=720″ frameborder=”0″ allowfullscreen=””][/kdn-iframe]
Mô hình trồng đậu tương sử dụng Chế phẩm Vườn Sinh Thái tại Thái Bình
QUY TRÌNH: Giảm 40% lượng phân bón và hầu như không cần sử dụng thuốc BVTV

1. Thời kỳ 1: (xử lý đất) Trước khi trồng 2 – 3 ngày. Dùng 5ml Sp hòa với 7- 10lít nước sạch phun đều lên mặt luống.
2. Thời kỳ 2: (giai đoạn cây con) Khi cây đạt 3 – 4 lá thật. Dùng 5ml SP hòa với 15lít nước phun đều cho 01 lượt.
3. Thời kỳ 3: sau thời kỳ thứ hai 15 ngày. Dùng 5ml SP hòa với 10 – 15lít nước phun đều cho 01 lượt.
4. Thời kỳ 4: trước khi cây ra hoa. Dùng 5ml SP hòa với 10 – 15lít nước phun đều cho 01 lượt.
5. Thời kỳ 5: (thời kỳ quả nhỏ). Dùng 5ml SP hòa với 10 – 15lít nước phun đều cho 01 lượt.
6. Thời kỳ 6: (thời kỳ quả lớn). Dùng 5ml SP hòa với 10 – 15lít nước phun đều 01 lượt.

* Chú ý trước khi sử dụng chế phẩm Vườn Sinh Thái:
– Bảo quản nơi khô ráo thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp, dung dịch đã pha trộn không để quá 48h.
– Trước khi phun chế phẩm “Vườn Sinh Thái” cần lắc đều chai chế phẩm.
– Dùng bình sạch, bình chuyên dùng để phun sản phẩm, không phun chung với bình phun thuốc bảo vệ thực vật hoặc thuốc trừ cỏ.
– Phun chế phẩm dưới dạng sương mù, phun đều 01 lượt, không phun đi phun lại nhiều lượt. Phun trong 5h nếu gặp trời mưa cần phải phun bổ sung.
– Thời gian phun tốt nhất là trước 9h hoặc sau 16h, phun cách thời điểm hoa rộ khoảng 3 -5 ngày.
– Đối với những cây mang bệnh cần dùng thuốc đặc trị để chữa trị, sau khi khỏi bệnh từ 3 – 5 ngày mới được sử dụng chế phẩm.

2. Biện pháp phòng trừ sâu bệnh trên cây Đậu tương

2.1. Sâu hại
a. Sâu xám
– Triệu chứng: Thường cắn ngang thân cây. Phá hại nặng vụ Xuân, vào thời kỳ cây con.
– Biện pháp phòng trừ: Làm đất kỹ để diệt nhộng và sâu non thường ẩn nấp cách mặt đất 4-6 cm. Có thể dùng thuốc hoá học trừ diệt sâu non và sâu tuổi 1-3. Với sâu tuổi 4-5, tổ chức bắt vào buổi sáng sớm.
b. Ruồi đục thân:
– Triệu chứng: Phá hoại ở các bộ phận của cây như lá hoặc thân.
– Biện pháp phòng trừ: Luân canh với các cây trồng khác như lúa… Dùng các loại thuốc hoá học như BiAn 40EC, BiAn 50EC… theo liều khuyến cáo ghi ngoài bao bì, nhãn mác.
c. Sâu đục quả:
– Triệu chứng: Sâu phá hoại khi cây có quả non, hạt mới hình thành bị sâu đục không phát triển nữa.
– Biện pháp phòng trừ sâu non: Phun thuốc sớm trừ sâu non bằng Surpacide 40ND, Dipterex. Luân canh với các cây trồng không phải là ký chủ của sâu đục quả, chọn thời vụ trồng thích hợp.
d. Sâu hại lá (sâu xanh, sâu khoang, sâu cuốn lá).
– Triệu chứng: Gây hại trên lá.
– Biện pháp phòng trừ: Dùng thuốc hoá học như BiAn 40EC, BiAn 50EC, Sherpa, Polytin, Oncol… theo liều khuyến cáo ghi ngoài bao bì nhãn mác…
e. Bọ xít xanh:
– Triệu chứng: Chích hút lá, quả làm lá sinh trưởng kém, quả lép, không chín được.
– Biện pháp phòng trừ: Dùng các loại thuốc hoá học như BiAn 40EC, BiAn 50EC,Padan 95SP, Dipterex… theo liều khuyến cáo.

2.2. Bệnh hại
a. Bệnh rỉ sắt:
– Nguyên nhân: Do nấm.
– Triệu chứng: Cây bị bệnh xuất hiện đốm nâu ở mặt dưới lá. Bào tử nấm phát triển trong vết bệnh, làm giảm diện tích quang hợp của lá làm lá vàng, mất khả năng quang hợp, rụng sớm, làm giảm số lượng và trọng lượng hạt.
– Biện pháp phòng trừ: Có thể dùng các loại thuốc hoá học như Score 250ND, Zineb, Boocđo… theo liều khuyến cáo ghi ngoài bao bì nhãn mác.
b. Bệnh lở cổ rễ:
– Nguyên nhân: Do nấm.
– Triệu chứng: ở cổ rễ có một lớp sợi trắng, cây bị vàng úa và bị chết.
– Biện pháp phòng trừ : Xử lý hạt giống bằng thuốc trừ nấm trước khi gieo.
c. Bệnh virus và vi khuẩn:
– Nguyên nhân: Do virus và vi khuẩn gây hại.
– Triệu chứng: Làm hạt mất sức nảy mầm, cây lùn thấp, đốt ngắn, lá xoăn vàng, hoa lá rụng sớm.
– Biện pháp phòng trừ: Tốt nhất là chọn giống chống bệnh.

Tóm lại: Đối với sâu bệnh hại đậu tương cần áp dụng các biện pháp phòng trừ tổng hợp như dùng giống sạch bệnh, bón phân cân đối hợp lý, xử lý hạt giống trước khi gieo, sử dụng các loại thuốc hoá học đúng đối tượng và thời điểm.

Nguồn: https://vuonsinhthai.com.vn/ky-thuat-ung-dung-che-pham-sinh-hoc-va-phong-tru-sau-benh-hai-tren-cay-dau-tuong.html

Bản Tin Xanh

Tin Hot
Top