For a better experience please change your browser to CHROME, FIREFOX, OPERA or Internet Explorer.
Kỹ thuật xử lý ra hoa và đậu quả trên cây cam

Kỹ thuật xử lý ra hoa và đậu quả trên cây cam

Kỹ thuật xử lý ra hoa và đậu quả trên cây cam

Cam là loại cây ăn trái đặc biệt. Trước khi ra hoa chúng cần thời gian khô hạn để phân hóa mầm hoa. Vì vậy các biện pháp như xiết nước, đảo bầu và bón phân được áp dụng để xử lý ra hoa hiệu quả trên cây cam. Các biện pháp được tiến hành cụ thể như sau.

1. Xử lý ra hoa bằng cách xiết nước

Biện pháp này áp dụng cho những vườn quản lý được nước trong vườn (mùa mưa có thể dùng nylon che phủ để tạo khô hạn). Cách làm như sau:

Siết nước bằng cách phủ bạt nylon áp dụng chủ yếu cho xử lý ra hoa nghịch vụ

Bước 1: Cắt tỉa cành, rửa vườn sau thu hoạch. Cắt cành sâu, cành già, cành vượt, cành đã mang trái,… sau đó rửa vườn bằng CNX-SIÊU ĐỒNG.

Bước 2 (bón phân lần 1): Lần bón phân này mục đích để phục hồi cây sau khi thu hoạch. Lượng bón: phân chuồng (30 – 50kg/gốc), phân vi lượng ( Sao Đỏ 50gr/gốc) và phân NPK 20-15-15 (300 – 500gr/gốc).

Bước 3 (bón phân lần 2): Lần bón phân này giúp cây phân hoá mầm hoa (với lượng lân và kali cao). 15-20 ngày trước khi xiết nước bón cho cây 200gr NPK 10-60-10, 100gr Ca-Bo.

Khi xiết nước, mực nước trong mương sẽ ở mức thấp nhưng lưu ý phải trên tầng phèn tiềm tàng. Thời gian tạo khô hạn từ 7-20 ngày tùy vào độ ẩm của đất và tình trạng thiếu nước của bộ lá mà quyết định tưới trở lại.

Bước 4: Khi thấy cây có triệu chứng xào lá (thiếu nước) thì bắt đầu tưới nước trở lại. Tưới mỗi ngày 2-3 lần và tưới liên tục 3 ngày. Đến ngày thứ 4, tưới nước mỗi ngày 1 lần. Sau 7-15 ngày kể từ ngày tưới lần đầu tiên cây sẽ ra hoa. Thời gian này ngày tưới ngày nghỉ.

2. Xử lý ra hoa bằng cách đảo bầu

Xử lý bộ rễ, đảo bầu và định hình cây

Đây là biện pháp xử lý bằng cách đào rãnh xung quanh tán cây để xử lý bộ rễ. Mục đích là để làm đứt rễ non ngoài cùng của cây. Nếu thấy nhiều rễ cọc phát triển có thể chặt bỏ luôn giúp cải tạo bộ rễ cho năm sau. Sau khi làm xong cần tưới CNX-CN để diệt trừ nấm bệnh trong đất tránh khả năng chúng xâm nhập gây hại qua các vết thương của rễ. Sau khi cuốc rễ, dùng nước vôi đặc quét xung quanh gốc cây, hạn chế côn trùng, xén tóc,…

3. Xử lý ra hoa bằng cách bón phân (khuyến cáo nên dùng)

Bước 1: Sau khi thu hoạch bón 1 tấn vôi/ha. Bón rải đều toàn vườn sau đó tưới đẫm nước.

Bước 2: Sau 10 ngày bón 50kg phân chuồng hoai mục và 3kg lân nung chảy cho một gốc. Bón rải mặt xung quanh gốc sau đó tưới đẫm nước. Sử dụng thêm phân bón lá sinh học A4 phun định kỳ 7 – 10 ngày/lần cho đến lúc cây ra đọt mới.

Bón phân chuồng hoai bằng cách rải mặt đạt hiệu quả cao

Bước 3: Chờ cây ra đọt thì tiến hành bón thúc. Bằng cách đào rãnh quanh gốc rộng 10cm, sâu 10cm để 2 ngày sau đó bón 1kg NPK 20-20-15 hoặc 16-16-8. Sau khi bón xong tiến hành lấp đất lại và tưới nước.

Bước 4: Sau 15 ngày sử dụng phân bón lá A4 + Phân bón lá đa lượng 10-60-10-TE phun đều để chuẩn bị ra hoa.

Kết quả đậu trái của biện pháp xử lý ra hoa bằng cách bón phân hợp lý

Ưu điểm nổi trội của phương pháp xử lý ra hoa bằng cách bón phân hợp lý:

Với việc xử lý ra hoa bằng cách bón phân này sẽ giúp bà con tiết kiệm được rất nhiều chi phí và sức lao động hơn 2 phương pháp trên. Ngoài ra sẽ đảm bảo được tuổi thọ của cây tốt nhất (2 biện pháp trên bằng cách gây những tổn thương không đáng có sẽ phần nào làm giảm tuổi thọ của cây).

Một ưu điểm nữa của biện pháp này so với biện pháp đảo bầu (chắn rễ) đó là an toàn cho rễ, việc chắn rễ nếu không xử lý tốt khâu nấm bệnh sẽ rất dễ gây ra hiện tượng vàng lá thối rễ,…

Xét về nhiều phương diện thì phương pháp xử lý ra hoa cho cây cam bằng việc bón phân như trên sẽ mang lại cho bà con rất nhiều lợi ích. Chúc bà con thành công !

Mọi thông tin về các cây có múi xem thêm ở :https://sinhhocvietnam.vn

Từ khóa: cây cam, cây có múi

Nguồn: sinhhocvietnam

Bản Tin Xanh

Tin Hot
Top