For a better experience please change your browser to CHROME, FIREFOX, OPERA or Internet Explorer.
Lời khuyên về “Cách ghép lan vào thân cây sống” đơn giản nhất

Lời khuyên về “Cách ghép lan vào thân cây sống” đơn giản nhất

Sở dĩ hoa lan được nhiều người ưa chuộng vì nó vẻ đẹp khiến nhiều người không thể dời mắt, vô vàn màu sắc khác nhau.

Chúng ta thường thấy lan được trồng trong chậu hay gáo dừa nhưng ngoài ra còn có những khóm lan được mọc trên thân cây sống. Hầu hết các giống lan thuộc loại Lithophytes và Epiphyes đều có thể trồng bằng cách ghép lan vào cây sống.

Việc có thể tự tay ghép lan vào cây sống nở hoa rực rỡ không khó như mọi người vẫn nghĩ. Hôm nay hãy cùng Fao tìm hiểu cách ghép lan vào thân cây sống cũng như cách chăm sóc nó nhé!

Đặc tính của phong lan

  • Lan nằm trong họ sống phụ (bì sinh) bám, được treo lơ lửng trên các cây thân gỗ. Các dạng thân gỗ mập, ngắn, nạc dài hay mảnh mai chụm cơ thể mình thành các bụi dày hoặc bò ra xa.
  • Đảm nhận nhiệm vụ hấp thu chất dinh dưỡng là rễ cây, chúng được bao bọc bởi lớp mô hút dày, ẩm gồm vô vàn những lớp tế bào chết chứa đầy không khí chồng lên nhau, do đó tạo nên một màu xám bạc. Dựa vào lớp mô xốp đó, rễ có thể dễ dàng hấp thu nước mưa chảy dọc dài trên vỏ cây và lấy nước lơ lửng trên không khí.

Đặc tính của phong lan

Đặc tính của phong lan

  • Điểm nổi bật của phong lan là nó có thể tự dưỡng, nó phát triển toàn bộ hệ thống lá. Từ khi lá mới chồi ra cho tới khi úa vàng thì hình dạng của nó thay đổi rất nhiều, bắt đầu từ loại lá mọng nước rồi chuyển sang lá phiến mỏng.
  • Phiến lá trải rộng hoặc gấp lại theo gân hình chữ V hoặc gấp lại theo các gân vòng cung.

Cách ghép lan vào thân cây sống

Theo kinh nghiệm của nhiều chuyên gia trong giới chơi cây chia sẻ thì kỹ thuật trồng hoa cũng như cách ghép lan vào thân cây sống tương đối khó. Áp dụng phương pháp này đòi hỏi người trồng phải tìm hiểu sâu sắc về các bước tiến hành, từ chất lượng của cành lan ghép, gốc của cây gỗ ghép đến những kỹ thuật ghép lan vào cây sống và công sức bỏ ra để chăm sóc cho các cành lan phát triển tốt là không hề ít….

1, Điều kiện ánh sáng khi ghép lan vào thân cây sống

Một trong những đặc điểm sinh học mà người ta gọi đây là một loài khó tính bởi lan có khả năng chịu cớm cao, ưa ẩm và bóng râm nhưng khi thiếu ánh sáng thì cây sẽ giảm năng suất và phẩm chất của mình.

Cây sẽ lụi tàn một cách nhanh chóng nếu bị ánh nắng trực tiếp chiếu vào, đặc biệt là nắng quá chiều khiến cây gây tàn trụi mặc dù đã được cung cấp đầy đủ khoáng hòa tan và nước.

2, Lựa chọn chậu và gốc ghép khi ghép lan vào thân cây sống

Việc đầu tiên bạn cần làm đó là lựa chọn chậu phù hợp, phải tương xứng với chiều cao và đường kính của gốc cây để ghép hoa lan vào đó. Có thể sử dụng gốc cây nhãn, vũ sữa, cây táo,… để làm thân ghép lan.

Nếu bạn không chọn được gốc cây có dáng như mong muốn, không có nhiều cành nhánh thì bạn thực hiện cưa các cành nhỏ rồi ghép vào gốc lớn tạo vóc dáng mới cho gốc.

Lựa chọn gốc ghép lan

Lựa chọn gốc ghép lan

Những gốc cây ghép phải đảm bảo đủ các yếu tố như lâu mục để đảm bảo rễ lan sống được lâu và không phải thay thế bằng cây khác. Lựa chọn những cây có bề mặt thô ráp, vỏ không bị bong tróc nhiều lớp.

Nếu ghép lan vào cây sống thì bạn không nên lựa chọn loại cây thay vỏ hàng năm như cây ổi, cây bằng lăng… Nên tránh chọn những cây có khả năng tiết ra hóa chất để trồng.

3, Kỹ thuật ghép lan vào thân cây sống

Để thành công với kỹ thuật ghép lan vào thân cây sống, bạn cần phải bó hoa bằng xơ dừa dạng miếng lớn trước khi tiến hành ghép hoa lan vào gốc để giúp chúng dễ bám rễ, phát triển tốt và tạo độ ẩm cho cây.

Tiếp theo bạn đặt hoa lan vào các giá thể tùy lựa chọn bằng thớt hay gốc cây… Muốn có một chậu hoa lan nhiều màu sắc khác nhau thì bạn xen kẽ các màu khác nhau khi trồng.

Cách ghép lan vào thân cây sống

Cách ghép lan vào thân cây sống

Sử dụng kẽm cột chặt vào các cành nhánh của gốc ghép lan và khung lưới sắt. Với giá thể dạng thớt thì khoan lỗ hoặc đóng đinh rồi tiến hành đóng mấy mẩu đũa gỗ vào lỗ cho chặt rồi buộc chặt lan vào que đũa là hoàn thành.

Với cách ghép áp lan vào khúc gỗ nên sử dụng dây thít nhựa vừa nhanh vừa chặt, bạn thắt tới đâu thì thắt chặt tay tới đó. Nếu vườn nhà bạn ẩm mát thì không phải làm gì thêm nhưng đối với vườn khô thì cài thêm ít xơ dừa gần thân.

Cách chăm sóc cây sau khi ghép lan vào thân cây sống

Mặc dù đây là cây ưa mát nhưng dù bất cứ giống hoa lan nào cũng không nên để nắng mặt trời chiếu trực tiếp chiếu vào giỏ, bụi lan hay toàn bộ giá thể (lồng lan), đặc biệt nó rất “kỵ” với nắng quái chiều và gió Tây (gió Lào).

Bạn phải cung cấp giàn bằng lưới nilon có lỗ cho cây nếu trồng đại trà để lan có thể quang hợp được. Chú ý tới việc phun tưới toàn bộ cây và giá thể theo kinh nghiệm “2 ướt 1 khô” trong ngày đó là vào khoảng thời gian sau hoàng hôn và trước bình minh.Tưới nước với liều lượng vừa đủ để làm mát cây, ướt rễ và dự trữ nước cho cây.

Cần nhặt bỏ ngay những lá úa vàng, già bởi nó làm ảnh hưởng tới sức khỏe, sự phát triển của cây. Ngoài ra nó giúp ngăn chặn sâu bệnh, thường xuyên cắt tỉa các cành khô, cành đã chết, rễ không còn chức năng hấp thụ hơi nước và cộng sinh với vi khuẩn cố định đạm nuôi cây.

Không nên sử dụng phân NPK- loại dùng cho cây hoa màu, cây lương thực bón cho phong lan. Muốn cây tươi lâu đẹp bền, hương đậm, hoa sai thắm màu có thể bón thúc cho lan bằng nước gạo mới vo, nước ngâm tro hoai và rắc xỉ than.

Nếu có điều kiện bạn sử dụng bông (hoặc vải bông cotton) nhúng vào dung dịch glicerin từ 10 đến 15% cuốn vào cổ rễ lan để giữ ẩm cho lan.

Như vậy là chúng ta đã tìm hiểu xong về cách ghép lan và thân cây sống cũng như cách chăm sóc lan sau khi được ghep vào thân cây. Qua bài viết này, Fao hy vọng bã sẽ có thể tự tay ghép lan vào cây sống ngay trong sân vườn nhà mình nhé. Chúc các bạn thành công!

Nguồn: fao.org.vn

Bản Tin Xanh

Tin Hot
Top