For a better experience please change your browser to CHROME, FIREFOX, OPERA or Internet Explorer.
Một số bệnh gây hại cây nhãn – biện pháp phòng trừ

Một số bệnh gây hại cây nhãn – biện pháp phòng trừ

Một số bệnh gây hại cây nhãn – biện pháp phòng trừ

Nhãn là loài cây nhiệt đới lâu năm thuộc họ Bồ hòn, có nguồn gốc miền nam Trung Quốc. Trong tiếng Trung nhãn hay còn được gọi là “quế viên”. Cây nhãn tương đối dễ trồng, nhưng để chăm sóc đạt năng suất cao cần lưu ý phòng chống các loại bệnh thường gặp sau:

1. Bệnh cháy lá:

Triệu chứng:

– Bệnh do nấm Pestalotiã paraguariensis gây ra. Gây hại chủ yếu trên lá, nhất là ở các lá già và lá bánh tẻ. Ban đầu bệnh xuất hiện những chấm nhỏ, ở giữa hoặc đầu lá màu nâu đen sau đó lan rộng thành những mảng cháy màu nâu. Trên vết bệnh lâu ngày có những hạt nhỏ li ti màu đen. Sau đó, lá bị vàng khô và rụng.

Biện pháp phòng trừ:

– Cắt tỉa cành, thu gom tiêu hủy lá bị bệnh sau thu hoạch. Phun phòng trị bệnh bằng thuốc nấm đối kháng + đồng xanh sunfat theo liều lượng hợp lý theo chỉ dẫn.

2. Bệnh phấn trắng:

Triệu chứng:

– Bệnh do nấm Oidium sp. gây ra. Bệnh khiến hoa nhãn bị bệnh xoắn vặn, cháy khô. Quả non bị bệnh nhỏ và có màu nâu, vỏ quả bị đóng phấn trắng nhất là phần cuống. Những quả lớn hơn nhiễm bệnh thường bị thối và chuyển màu nâu từ cuống quả, sau đó chuyến sang màu nâu đen và lan dẩn đến cả quả.

Biện pháp phòng trừ:

– Tạo vườn thông thoáng sao cho ánh sáng xuyên qua được tán lá hạn chế sự phát triển của bệnh. Phun phòng trị bệnh bằng thuốc nấm đối kháng + đồng xanh sunfat theo liều lượng hợp lý theo chỉ dẫn. (phun vào giai đoạn trước khi ra hoa để đạt hiệu quả cao nhất)

3. Bệnh thối bông:

Triệu chứng:

– Bệnh do nấm gây ra, nấm thường tấn công vào lúc trời có nhiều sương mù hoặc có mưa nhiều, độ ẩm không khí cao. Bệnh thường xuất hiện vào lúc hoa nhãn đãng nở rộ, trên cành hoa có những vết chấm nhỏ bằng đầu kim, có màu nâu đen làm cho hoa bị vàng, sau đó khô và rụng đi.

Biện pháp phòng trừ:

– Nên trồng thưa cây, để cho ánh sáng xuyên qua tán cây, làm giảm độ ẩm thì sẽ hạn chế được bệnh. Phun phòng trị bệnh bằng thuốc nấm đối kháng + đồng xanh sunfat theo liều lượng hợp lý theo chỉ dẫn trước và sau khi ra hoa để phòng và trị bệnh.

4. Bệnh thối rễ:

Triệu chứng:

– Bệnh do nấm Fusarium, hay những nấm đất khác như Rhizoctonia, Sclerotium,… gây ra. Chúng gây hại ở rễ và  phần cổ rễ tiếp giáp mặt đất. Trên cổ rễ xuất hiện những đốm nhỏ màu nâu, lan rộng và chuyển màu nâu đen. Bệnh khiến vỏ bị thối khô, nứt và bong tróc ra lòi phần rễ phía trong. Nấm có thể ăn sâu vào thân, làm cho thân cây bị khô đen, các rễ phía dưới cũng bị thối đen.

– Cây mới bị bệnh có biểu hiện sinh trưởng kém, lá bị vàng dần, dễ bị đỗ ngã do bộ rễ đã bị hư hại. Cây còn nhỏ có thể bị chết khô hoàn toàn.

Biện pháp phòng trừ:

– Thường xuyên kiểm tra vưòn, phát hiện những cây sinh trưởng kém, kiểm tra cỗ rễ nếu có dấu hiệu bệnh thì phải dùng thuốc đặc trị VÀNG LÁ THỐI RỄ để chữa trị.

– Vun mô cao, thoát nước tốt, bón vôi vào cuối mùa nắng. Đối với những cây bị bệnh cần đào bỏ gốc, rải vôi , sử dụng phân hữu cơ để tăng cường nguồn dinh dưỡng cho cây, giảm nấm bệnh.

5. Bệnh khô cành (Phomasp.)

Tác nhân gây hại và điều kiện phát sinh:

– Bệnh do nấm Phoma sp. gây ra. Phát triển và gây hại trên những cây nhãn lâu năm, ít được chăm sóc.

Biện pháp phòng trừ:

– Chăm sóc đầy đủ để cây sinh trưỏng tốt.

– Chặt bỏ những cành bị bệnh tiêu hủy, quét thuốc hoặc nước sơn vào các vết cắt đê tránh nhiễm bệnh chỗ vết thương.

– Xử lý dụng cụ cắt tỉa trước khi cắt sang những cây khác sau khi đã cắt tỉa cây bệnh

– Nếu bệnh phát sinh nhiều thỉ nên dùng nấm xanh – nấm trắng + đồng sunfat để phun lên cành.

6. Bệnh đốm bồ hóng:

Nguyên nhân:

– Bệnh do nấm Phytophthora gây ra, nhiễm bệnh mạnh hơn trong mùa mưa. Bệnh xuất hiện và gây hại nặng lúc quả sắp chín. Nấm lưu thông trong đất nên các chùm quả gần đất sẽ bị nhiễm trước, sau đó lây lan lên chùm quả phía trên và các cây khác trong vườn.

– Quả bị thối, có màu nâu, lan dần từ vùng cuống làm quả nứt ra, cơm của quả bị thối nhũn, chảy nước có mùi hôi chua.

Biện pháp phòng trừ:

– Cắt tỉa bỏ các cành gần mặt đất, vì khi quả gần chín sẽ dễ nhiễm bệnh từ đất trong mùa mưa.

– Thu gom quả bị bệnh tiêu hủy, sau đó phun thuốc ELICITOR + SIÊU ĐỒNG

– Để phòng bệnh nên trồng cây trên mô đất cao để giúp thoát nước tốt hạn chế sự phát triển của nấm bệnh. Bón phân hữu cơ và cung cấp nấm đối kháng TRICHODERMA để giảm mầm bệnh trong đất.

7. Bệnh thán thư:

Triệu chứng:

– Bệnh do nấm Colletotrichum gloesporrioides gây ra. Phát sinh và gây hại trên lá, lộc non trên chùm hoa và quả. Bệnh phát sinh mạnh khi thời tiết ấm và ẩm trong tháng 3 và 4

– Trên lá: Bệnh gây hại từ mép lá trở vào, ban đầu là các chấm đốm nhỏ, sau đó liên kết thành từng mảng lớn viền nâu sẫm. Trên chồi non: Lúc đầu vết bệnh có dạng thấm nước, sau chuyển màu nâu tối, chồi bị chết khô khi trời nắng hoặc thối khi trời mưa. Trên hoa và quả non: vết bệnh hơi lõm xuống dạng chấm đen, làm cho hoa và quả non chuyển sang màu đen và rụng.

Biện pháp phòng trừ:

– Tỉa cành tạo tán, thường xuyên cắt bỏ cành già giúp cho cho cây thông thoáng.

– Theo dõi vườn, khi thời tiết ấm và ẩm cần tiến hành phun thuốc ELICITOR + SIÊU ĐỒNG để phòng trừ nấm bệnh.

Trên đây là những bệnh thường gặp và gây hại chủ yếu trên cây nhãn. Chỉ cần nắm rõ được hết các triệu chứng của từng loại bệnh và có biện pháp phòng trừ kịp thời, cùng với đó là cách chăm bón một cách hợp lý. Tin chắc rằng chúng ta sẽ có một mùa nhãn bội thu.

Chú ý: Click vào tên sản phẩm để đặt hàng và biết thêm thông tin chi tiết về sản phẩm

Tin liên quan:

>>Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây nhãn

>>Bênh chổi rồng cây nhãn

>>Kỹ thuật chăm sóc nhãn thời kỳ ra hoa, đậu quả

Từ khóa: bệnh cây nhãn, cây nhãn, sâu bệnh cây ăn trái

Nguồn: sinhhocvietnam

Bản Tin Xanh

Tin Hot
Top