For a better experience please change your browser to CHROME, FIREFOX, OPERA or Internet Explorer.
Nguyên nhân, tác hại và biện pháp phòng trị bệnh ghẻ vỏ quả trên cây bơ

Nguyên nhân, tác hại và biện pháp phòng trị bệnh ghẻ vỏ quả trên cây bơ

Nguyên nhân, tác hại và biện pháp phòng trị bệnh ghẻ vỏ quả trên cây bơ

Bơ là loại cây ăn quả mang lại giá trị dinh dưỡng cao cho người tiêu dùng. Chính vì vậy mà trong suốt quá trình chăm sóc cây bơ. Ta luôn phải đối mặt với các loại bệnh hại trên quả bơ, đặc biệt là bệnh ghẻ vỏ quả. Bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và chất lượng của quả bơ. Bài viết này chúng ta cùng nhau tìm hiểu về triệu chứng cũng như các biện pháp phòng trừ bệnh ghẻ vỏ quả bơ.

1. Triệu chứng bệnh ghẻ vỏ quả trên cây bơ

Triệu chứng gây hại ở quả: 

Vỏ quả xuất hiện những vết bệnh hình bầu dục có màu nâu hoặc nâu tím.

Vết bệnh hơi lồi ra so với phần vỏ quả.

Sau một thời gian những vết bệnh sẽ liên kết với nhau khiến trái bị thâm đen trên diện rộng.

Quả bị xâm nhiễm nặng sẽ bị nứt ở giữa và xuất hiện mạng, toàn vỏ quả trở nên sần sùi thô ráp.

Phần chất lượng của quả bị bệnh vẫn giữ được hương vị nhưng phần thẩm mỹ bị giảm sút nghiêm trọng.

2. Nguyên nhân gây bệnh ghẻ vỏ quả

Bệnh ghẻ vỏ quả trên cây bơ do nấm Sphaceloma perseae gây ra. Nấm bệnh tấn công ở tất cả các bộ phận của cây nhưng nhiều nhất là ở quả. Bệnh phát tác mạnh hơn rất nhiều khi gặp điều kiện thuận lợi như: mưa nhiều, độ ẩm cao. Nấm sẽ nhanh chóng theo dòng nước tới các mô non của lá, cành, quả cây bơ để phát triển.

Bệnh lây lan bằng các con đường gió, mưa, côn trùng. Các vết cắn do bọ trĩ gây ra chính là nơi thuận lợi cho nấm gây bệnh xâm nhập.

3. Biện pháp phòng trừ

Xử lý:

Để xử lý bệnh ghẻ vỏ quả trên cây bơ trước tiên bà con cần loại bỏ những cành, lá, quả bị bệnh. Sau đó sử dụng Vaccin kết hợp với Nano đồng giúp tiêu diệt mạnh mẽ và triệt để các nguồn bệnh trên cây trồng. Đây là chế phẩm không độc hại, không gây ô nhiễm môi trường, an toàn khi sử dụng. Không chứa các thành phần kích thích sinh trưởng. Không gây tồn dư các chất độc hại trên nông sản sau thu hoạch. Ngoài khả năng diệt nấm khuẩn gây bệnh hại cây trồng. Thì sản phẩm còn có tác dụng tiết ra kháng sinh, nâng cao khả năng miễn dịch cho cây trồng. Bà con cho phun xịt ướt đẫm thân, cành, lá và quả hai lần cách nhau 5 ngày.

Bà con nên phun phòng bệnh bằng 500ml Nano đồng + 250ml Vắc xin với 200 lít nước. Để phòng ngừa và tiêu diệt nấm khuẩn gây bệnh, định kỳ 10-15 ngày/lần. Phun phòng giai đoạn trước khi cây ra hoa, gần cuối mùa nở hoa và sau khi tất cả các quả đã đậu.

Biện pháp canh tác:

Lựa chọn những giống bơ có sức đề kháng đối với các loại bệnh gây hại đồng thời có khả năng sinh trưởng, phát triển mạnh.

Cách cắt tỉa để tạo độ thông thoáng. Đào rãnh thoát nước để tránh trường hợp vườn có độ ẩm cao tạo môi trường cho nấm bệnh phát triển.

Giai đoạn nuôi trái bà con nên bổ sung dinh dưỡng qua lá đầy đủ giúp trái lớn nhanh, đồng đều, mã đẹp và giúp cây tăng sức đề kháng. Bà con tham khảo chế phẩm phân bón lá hữu cơ cao cấp A4 phun qua lá định kỳ 10-15 ngày trong giai đoạn nuôi trái.

Thường xuyên quan sát và thăm vườn bơ. Để phát hiện, ngăn chặn và loại bỏ kịp thời tránh để bệnh ghẻ vỏ quả bơ có điều kiện phát sinh trên diện rộng.

Đăng ký để được hỗ trợ ngay nếu vườn bơ của bạn đang bị ghẻ hoặc gặp bất cứ vấn đề nào.



    Từ khóa: cây bơ

    Nguồn: sinhhocvietnam

    Bản Tin Xanh

    Tin Hot
    Top