For a better experience please change your browser to CHROME, FIREFOX, OPERA or Internet Explorer.

Những loại cây phong thủy trồng trong nhà mang lại tài vận cho gia chủ

Ngày nay, việc lựa chọn cây phong thủy trồng trong nhà để trang trí cũng như đem lại tài vận cho gia đình là sự lựa chọn của nhiều người. Cùng tìm hiểu xem có những loại cây nào mang lại phong thủy tốt nhất cho căn nhà của bạn nhé.

30+ loại cây phong thủy trồng trong nhà phù hợp nhất

Cây được lựa chọn để trồng trong nhà cần có khả năng phát triển trong môi trường nhân tạo, ít ánh sáng tự nhiên, có điều hòa…

Tác dụng của chúng là thanh lọc không khí, hút bụi, hấp thụ các tia bức xạ,.. và đặc biệt phải có tính phong thủy tốt, đem lại may mắn cho gia chủ. Danh sách những loại cây trồng trong nhà dưới đây sẽ là gợi ý cho bạn.

Cây Thiết mộc lan

Loài cây này có tác dụng hấp thụ Formaldehyde, thanh lọc không khí và giảm thiểu các loại khí độc. Ngoài ra Thiết mộc lan còn giúp mang điềm lành cho căn nhà của bạn.

Cây thiết mộc lanCây thiết mộc lanCây thiết mộc lan
Cây thiết mộc lan

Cây Ngọc bích

Lá cây có dạng hình tròn xếp đều lên nhau tượng trưng cho tiền bạc. Đặc biệt, cây Ngọc bích có thể cho ra hoa với các màu sắc khác nhau tùy vào điều kiện môi trường.

Cây ngọc bíchCây ngọc bíchCây ngọc bích
Cây ngọc bích

Cây Lưỡi hổ

Đây là giống cây rất dễ chăm sóc vì chúng có thể sống rất lâu trong môi trường thiếu nước và ánh sáng. Cây lưỡi hổ có khả năng hút khí độc, đẩy vận xui, tà khí.

Cây lưỡi hổCây lưỡi hổCây lưỡi hổ
Cây lưỡi hổ

Cây Kim tiền

Là sự lựa chọn của rất nhiều gia chủ, cây kim tiền có cành lá vươn cao, xum xuê tượng trưng cho sự phát triển về tiền bạc. Cây còn có sức sống rất mãnh liệt, không khó chăm sóc.

Cây kim tiềnCây kim tiềnCây kim tiền
Cây kim tiền

Cây Lan ý

Cây lan ý được trồng trong nhà với tác dụng lọc các chất gây ung thư như trichloroethylene, benzen, formaldehyde,..

Cây lan ýCây lan ýCây lan ý
Cây lan ý

Cây Hương đào

Cây hương đào có tác dụng lọc không khí rất tốt, còn được biết đến với tên gọi là cây sim.

Cây hương đàoCây hương đàoCây hương đào
Cây hương đào

Cây Bạch mã hoàng tử

Với ý nghĩa thuận buồm xuôi gió, mang lại may mắn cho gia chủ, cây bạch mã hoàng tử còn có vóc dáng đẹp, mạnh mẽ, trang trí nhà cửa.

Cây bạch mã hoàng tửCây bạch mã hoàng tửCây bạch mã hoàng tử
Cây bạch mã hoàng tử

Cây Kim ngân

Người ta thường trồng cây kim ngân ở giữa nhà với mong muốn tài lộc sẽ đến.

Cây kim ngânCây kim ngânCây kim ngân
Cây kim ngân

Cây Ngọc ngân

Cây ngọc ngân là giống cây đại diện cho tình yêu, ngoài ra nó còn có tác dụng mang lại may mắn cho gia chủ.

Cây ngọc ngânCây ngọc ngânCây ngọc ngân
Cây ngọc ngân

Một số loại cây khác mà bạn có thể trồng trong nhà

Cây thanh lanCây thanh lanCây thanh lan
Cây thanh lan
Cây tài lộcCây tài lộcCây tài lộc
Cây tài lộc
Cây phất dụCây phất dụCây phất dụ
Cây phất dụ
Cây phát lộc hoaCây phát lộc hoaCây phát lộc hoa
Cây phát lộc hoa
Cây tuyết tùngCây tuyết tùngCây tuyết tùng
Cây tuyết tùng
Cây sống đờiCây sống đờiCây sống đời
Cây sống đời
Cây họ cam quýtCây họ cam quýtCây họ cam quýt
Cây họ cam quýt
Cây cà phêCây cà phêCây cà phê
Cây cà phê
Cây phú quýCây phú quýCây phú quý
Cây phú quý
Cây ngũ gia bìCây ngũ gia bìCây ngũ gia bì
Cây ngũ gia bì
Cây dây nhệnCây dây nhệnCây dây nhện
Cây dây nhện
Cây nguyệt quếCây nguyệt quếCây nguyệt quế
Cây nguyệt quế
Cây thường xuânCây thường xuânCây thường xuân
Cây thường xuân
Sen đá chuỗi ngọcSen đá chuỗi ngọcSen đá chuỗi ngọc
Sen đá chuỗi ngọc
Hoa trạng nguyênHoa trạng nguyênHoa trạng nguyên
Hoa trạng nguyên
Cây tiểu trâmCây tiểu trâmCây tiểu trâm
Cây tiểu trâm
Cây cọ cảnhCây cọ cảnhCây cọ cảnh
Cây cọ cảnh
Cây trầu bàCây trầu bàCây trầu bà
Cây trầu bà
Cây nha đamCây nha đamCây nha đam
Cây nha đam
Cây dương xỉCây dương xỉCây dương xỉ
Cây dương xỉ
Cây ái mộc láCây ái mộc láCây ái mộc lá
Cây ái mộc lá
Cây vạn niên thanhCây vạn niên thanhCây vạn niên thanh
Cây vạn niên thanh
Cây hồng tài phátCây hồng tài phátCây hồng tài phát
Cây hồng tài phát
Cây vạn lộcCây vạn lộcCây vạn lộc
Cây vạn lộc
Cây đại phú giaCây đại phú giaCây đại phú gia
Cây đại phú gia

Lưu ý khi trồng cây phong thủy trong nhà

Hướng đặt cây

Đặt cây theo hướng, góc

Đối với cây phong thủy trồng trong nhà, bạn cần phải chú ý đến hướng đặt cây.

Theo quan niệm từ xa xưa, hướng Đông là hướng của sự sống, xoay về hướng này có thể đón được ánh nắng buổi sáng sớm. Hành Mộc của cây cối cũng được cho là ở hướng Đông.

Hướng đông thích hợp để đặt câyHướng đông thích hợp để đặt câyHướng đông thích hợp để đặt cây
Hướng đông thích hợp để đặt cây

Tuyệt đối không nên bố trí cây cối xoay về hướng Tây, Bắc, hai hướng này khiến cây dễ chết, không đem lại may mắn cho gia đình bạn.

Nếu trồng những loại cây như Đại Phú Gia, Thiết Mộc Lan, Lưỡi Hổ… là những loại có năng lượng mạnh có thể chống lại điều không tốt đến với gia chủ, bạn có thể đặt chúng ở hướng Nam.

Tốt nhất khi trồng cây phong thủy trong nhà, bạn nên đặt cây theo hướng Đông để chúng có thể phát triển một cách tốt nhất và đem lại tiền tài, may mắn cho căn nhà của bạn.

Đặt cây theo vị trí

Vị trí đặt cây phong thủy trồng trong nhà cũng rất quan trọng. Bạn cần tránh để cây chắn các lối đi, tuyệt đối không đặt cây ở trước cửa chính vì điềm lành, tài vận đến với gia chủ sẽ bị cản trở.

Những vị trí quá ẩm ướt, có nhiều khí âm như dưới gầm cầu thang, dưới máy lạnh hay tầng hầm cũng không thích hợp để trồng cây phong thủy.

Cây cối sống ở những vị trí này rất dễ chết, vô tình là nơi trú ngụ của côn trùng, đem đến điều xui cho căn nhà.

Nên lựa chọn vị trí trồng cây thích hợpNên lựa chọn vị trí trồng cây thích hợpNên lựa chọn vị trí trồng cây thích hợp
Nên lựa chọn vị trí trồng cây thích hợp

Bạn có thể đặt các chậu cây có tán lá tròn tại các vị trí như cạnh nhà, cột nhà hay những chỗ lồi lõm.

Những chỗ góc cạnh như vậy không mang phong thủy tốt, cây xanh sẽ giúp che đi những năng lực tiêu cực và phát tán điều may mắn trong không gian của căn phòng.

Tùy vào khu vực trong nhà mà bạn có thể lựa chọn những loại cây khác nhau cho phù hợp. Các cây mang màu sắc tươi mới, có thể thu hút tài lộc thì nên trồng ở phòng khách.

Các cây như Tùng Thơm, Nhất Mạt Hương, Ngũ Gia Bì… đem lại nguồn năng lượng tích cực, giúp bạn giải tỏa stress có thể đặt trong phòng làm việc.

Phòng tắm có thể trồng các loại cây có khả năng diệt khuẩn, thanh lọc không khí như Trầu Bà, Bạc Hà, cỏ Lan Chi…

Các cây sử dụng trong bếp cần có sức sống mạnh, lọc được mùi hôi như các cây thảo mộc. Phòng ngủ không nên có đặt quá nhiều cây cối, bạn chỉ cần trồng một vài cây như hoa Nhài, Oải Hương, có mùi và màu sắc dễ chịu, có tác dụng an thần.

Cách chăm sóc cây phong thủy trồng trong nhà

Cây trồng trong nhà hầu hết đều là những loại cây dễ chăm sóc, không yêu cầu điều kiện ánh sáng hay nguồn nước lớn như các cây trồng thông thường.

Bạn chỉ cần tưới khi đất trong chậu bị khô, nhằm đáp ứng đủ độ ẩm cần thiết cho cây. Không nên tưới nhiều, tránh gây ngập úng.

Khi thời tiết trở lạnh, nên tăng nhiệt độ bằng cách bật đèn hoặc lò sưởi, giúp cây khỏe mạnh. Dưới chậu cây nên có sẵn đĩa đệm để khi tưới nước không bị chảy lênh láng.

Chăm sóc cây phong thủy trồng trong nhàChăm sóc cây phong thủy trồng trong nhàChăm sóc cây phong thủy trồng trong nhà
Chăm sóc cây phong thủy trồng trong nhà

Bạn nên loại bỏ lá khô, lá mục cho cây thường xuyên. Khi cây mắc phải các bệnh nghiêm trọng, bạn nên đưa chúng đến các cơ sở chuyên chữa trị.

Với các bệnh dễ gặp như bệnh phấn trắng, chỉ cần dùng khăn ẩm tẩm cồn và lau sạch. Gia chủ có thể bắt sâu bệnh nếu có cho cây bằng các dụng cụ làm vườn hoặc xịt thuốc diệt muỗi. Không được sử dụng thuốc trừ sâu vì gây hại đến sức khỏe con người.

Nguồn nước tưới

Nhiều người cho rằng dùng nước mưa để tưới cây thì tốt hơn nước máy. Tuy nhiên điều này chỉ đúng với trước đây, ngày nay trong nước mưa đầu mùa có các độc tố như HNO3, H2SO4,.. chứa nhiều trong không khí bẩn.

Hơn nữa, mưa chỉ theo mùa, việc dự trữ nước mưa dễ tạo điều kiện cho muỗi phát triển. Do đó, dùng nước mưa để chăm sóc cây phong thủy trồng trong nhà nói riêng và sinh hoạt nói chung là điều cần cân nhắc.

Giải pháp mà các gia đình ở thành phố thường chọn là sử dụng nước máy. Tuy nhiên nước máy lại chứa Clo (có tác dụng khử khuẩn với nồng độ trong nước đạt 0.3 – 0.5 mg/lít), khi dùng để tưới cho cây lâu dài sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của cây trồng.

Vì vậy bạn cần cân nhắc và lựa chọn nguồn nước tưới cho cây trồng trong nhà phù hợp với nhu cầu và tránh gây bất lợi cho sự phát triển của cây.

Cây cối ngoài tác dụng thanh lọc không khí còn có thể đem lại tài vận cho gia chủ. Với các gợi ý trên đây, hy vọng bạn đã lựa chọn được cho mình loại cây phong thủy trồng trong nhà phù hợp với gia đình mình.

Nguồn: LamVuon.net

Bản Tin Xanh

Tin Hot
Top