For a better experience please change your browser to CHROME, FIREFOX, OPERA or Internet Explorer.
PH đất là gì ? Cách xem tính chất của đất trồng thông qua chỉ số pH

PH đất là gì ? Cách xem tính chất của đất trồng thông qua chỉ số pH

PH đất là gì ? Cách xem tính chất của đất trồng thông qua chỉ số pH

Độ pH của đất hay còn gọi là phản ứng của đất, được đánh giá bởi nồng độ của ion H+ và OH- có trong đất. Chỉ số pH chính là chỉ số đánh giá mức độ chua hay kiềm của một loaị đất. pH = 7 là đất trung tính, pH < 7 đất có tính axit (đất chua), pH > 7 đất có tính kiềm.

Xác định được độ pH sẽ giúp chúng ta đưa ra quyết định tác động vào đất như thế nào là đúng đắn nhất

1. Thời điểm thích hợp để đo pH đất:

  • Bạn có thể kiểm tra pH đất vào mọi thời điểm và trên mọi loại đất, nhưng cần lưu ý ở những thời điểm như sau khi bón phân, bón vôi, bổ sung hữu cơ thì không nên đo vì sẽ có sự sai sót cao.
  • Đối với khu đất mới, chỉ số pH ban đầu giúp bạn định hướng chọn loại cây trồng nào hoặc cải tạo đất trước sao cho phù hợp với loại cây muốn trồng.
  • Đối với khu đất đang canh tác, nhìn vào chỉ số pH đất để chỉ ra cách tác động vào đất như thế nào cho hợp lý, tạo điều kiện cho cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt nhất.
  • Một số biểu hiện trên cây trồng là gợi ý phải kiểm tra pH đất ngay như: Cây tăng trưởng chậm, lá vàng úa, rễ không phát triển,…
  • Kiểm tra pH có thể đo bằng 2 cách: sử dụng máy đo pH hoặc giấy quỳ.

2. Tính chất của đất thông qua chỉ số pH:

Chỉ số pH đất từ 3,0 – 5,0

  • Loại đất có tính axit cao (đất rất chua).
  • Cây trồng không thể hấp thu các dưỡng chất như: Kali (K), Phốt pho (P), Bo (B), Molipden (Mo.),… Mặc dù chúng vẫn hiện diện trong đất nhưng do tính axit cao làm các nguyên tố này không thể hòa tan và bị giữ chặt trong đất.
  • Hầu hết các loại vi sinh vật không thể hoạt động để phân hủy chất hữu cơ dẫn đến tình trạng đất bị bí chặt, nghèo dinh dưỡng,…

Biện pháp tác động: Nhất thiết phải bổ sung vôi để cải thiện tính axit trong đất, nâng độ pH lên cao hơn.

Chỉ số pH đất từ 5,1 – 6,0

  • Đất có tính axit (đất hơi chua).

Biện pháp tác động: Bổ sung vôi nếu muốn trồng các loại cây trồng khác nhất là cây trồng ưa vôi như cây họ đậu.

Chỉ số pH đất từ 6,1 – 7

  • Đất axit trung bình (đất trung bình).
  • Loại đất này thích hợp cho phần lớn các loại cây trồng thông thường, trừ các loại cây ưa vôi.
  • Lượng dinh dưỡng có trong đất luôn duy trì trạng thái thích hợp cho cây trồng sinh trưởng phát triển tốt..
  • Phần lớn các loại vi sinh vật có lợi trong đất sẽ hoạt động tốt trong môi trường có khoảng pH này.

Biện pháp tác động: Với loại đất này cơ bản không cần tác động thêm, xong lưu ý luôn duy trì trạng thái cân đối giữa hàm lượng vô cơ và hữu cơ để bảo vệ đất.

Chỉ số pH đất từ 7,1 – 8

  • Đất có tính hơi kiềm.
  • Thích hợp cho việc trồng các loại cây họ đậu.
  • Trong môi trường đất kiềm các nguyên tố Mangan (Mn), Sắt (Fe)…sẽ bị giảm khả năng hòa tan gây sự mất cân bằng với Canxi (Ca) dẫn đến cây trồng bị vàng ở những bộ phận tăng trưởng mới.
  • Tỷ lệ vi sinh vật gây bệnh thối rễ trên họ rau thập tự giảm trên loại đất này.

Biện pháp tác động: Nếu muốn giảm độ kiềm có thể bổ sung các nguyên tố gây axit hóa như: Lưu huỳnh, sắt sunphat, ….

3. Kết luận:

Từ thực tế sản xuất cho thấy pH đất trồng không chỉ tác động đến quá trình sinh trưởng phát triển của cây mà còn là 1 yếu tố tác động không nhỏ đến khả năng phát sinh, phát triển các dịch bệnh trên cây trồng nông nghiệp.

Việc kiểm tra, kiểm soát pH đất là thao tác quan trọng trong quá trình canh tác, sản xuất nông nghiệp. Xác định đúng độ pH đất là cơ sở để lựa chọn loại cây trồng cho phù hợp hoặc ngược lại chỉ số độ pH đất chỉ ra cho bạn phải tác động ra sao trên khu đất mình đang canh tác.

Bài viết liên quan:

>>PH đất quá thấp gây khó dễ cho cây có múi như thế nào?

Từ khóa: kinh nghiệm về cây trồng

Nguồn: sinhhocvietnam

Bản Tin Xanh

Tin Hot
Top