For a better experience please change your browser to CHROME, FIREFOX, OPERA or Internet Explorer.
Phòng Trừ bệnh khô đầu lá trên cây Dứa (cây Khóm)

Phòng Trừ bệnh khô đầu lá trên cây Dứa (cây Khóm)

Phòng Trừ bệnh khô đầu lá trên cây Dứa (cây Khóm)

1. Nguyên nhân gây bệnh khô đầu lá:

– Bệnh do virus gây nên.

– Virus lan truyền từ vụ trước sang vụ sau qua con giống, hoặc thông qua Rệp sáp (chúng chích hút nhựa cây bệnh rồi lây truyền sang cây khỏe).

– Cây nhiễm bệnh tăng trưởng kém, còi cọc. Có ra quả thì cũng nhỏ, khô, ăn không ngon. Bệnh nặng có thể làm cả cây bị héo và chết.

– Thời gian ủ bệnh từ 3-8 tháng, khi cây đã nhiễm bệnh thì không có thuốc chữa trị.

2. Nhận biết bệnh:

– Bệnh xuất hiện đầu tiên ở tầng lá già, sau đó chuyển dần vào tầng lá bên trong và cuối cùng là tầng lá non.

– Lá cây bị bệnh biểu hiện mất nước chuyển màu từ xanh sang xanh xỉn và sang màu vàng ánh đỏ, hoặc không có ánh đỏ. Lá bị uốn cong về mặt dưới và hai bên mép, sau cùng lá bị khô chết.

– Bệnh còn gây hại ở rễ, ban đầu rễ non bị thối. Sau đó toàn bộ hệ thống rễ bị thối, ảnh hưởng đến quá trình hút nước và dinh dưỡng của cây.

3. Diễn biến của bệnh:

– Bệnh chia làm 4 giai đoạn:

Giai đoạn 1:

Lá già đỏ dần lên, sau đó rìa phiến lá cuốn lại về phía mặt dưới lá, đầu lá cong xuống đất.

Giai đoạn 2:

Lá không còn độ trương, chuyển qua màu hồng vàng, các đầu lá bắt đầu nhuốm màu nâu và khô dần.

Giai đoạn 3:

Lá trung gian cong xuống, mép lá vàng ra, phần lá còn lại chuyển qua màu hồng tía, đầu lá cuốn lại.

Giai đoạn 4:

Lá giữa nõn vẫn thẳng nhưng kém tr­ương, đầu lá cuối cùng cũng cuốn lại và héo, lá còn xanh nh­ưng có nhiều lốm đốm hồng.

4. Cách phòng trừ:

– Chọn chồi giống từ cây mẹ khoẻ mạnh không có Rệp sáp.

– Cần xử lý giống bằng cách nhúng gốc vào dung dịch ELICITOR 250 + SIÊU ĐỒNG 10-15p trước khi trồng để diệt trừ nấm bệnh.

– Vệ sinh vườn, tiêu hủy các cây nhiễm bệnh hoặc có đặc điểm nghi ngờ nhiễm bệnh.

– Sau mỗi chu kỳ cây Dứa nên luân canh với cây trồng khác.

– Trong điều kiện thâm canh, nên có kế hoạch phun thuốc phòng trừ Rệp sáp định kỳ 4-5 lần/chu kỳ sinh trưởng của cây (cần phun kỹ vào nách lá, gốc cây vị trí rệp thường tập trung). Phòng trừ Rệp sáp bằng cách sữ dụng CNX-RS + SIÊU ĐỒNG để phun.

Chú ý: các bạn có thể lick vào tên sản phẩm để biết thêm thông tin chi tiết, hoặc có thể để lại thông tin bên dưới để gặp nhân viên tư vấn.

Nhận báo giá sản phẩm

Error: Contact form not found.

Từ khóa: bệnh cây dứa

Nguồn: sinhhocvietnam

Bản Tin Xanh

Tin Hot
Top