For a better experience please change your browser to CHROME, FIREFOX, OPERA or Internet Explorer.
Phòng trừ nhện đỏ trên cây có múi bằng phương pháp sinh học

Phòng trừ nhện đỏ trên cây có múi bằng phương pháp sinh học

Phòng trừ nhện đỏ trên cây có múi bằng phương pháp sinh học

Nhện đỏ là loài gây hại trên lá và quả, là một trong những mối nguy hại trên họ cam quýt và các loại cây trồng khác. Chúng phát triển mạnh trong điều kiện thời tiết khô. Nhện chích hút gây hại trên lá và trái. Nước tiểu nhện bám vào lá làm lá khô. Bám vào quả khiến quả đang màu xanh thành màu chì, cằn cọc, kém phát triển.

Nhện đỏ có tên khoa học là Panonychus citri. Là mô giới truyền virus cho cây trồng nên cần phát hiện và diệt trừ sớm, tránh bùng phát thành dịch.

1. Đặc tính của nhện đỏ


Con nhện đỏ rất nhỏ mắt thường không thấy đuợc, muốn thấy chúng phải dùng kính
lúp.


Phát triển mạnh lúc trời nắng ráo, hay nói cách khác là mùa hè (từ tháng 4 đến
tháng 8 hàng năm).


Thân hình yếu ớt, nhưng phát triển rất nhanh.


Đặc điểm gây hại: Nhện đỏ hại cây bằng cách ăn biểu bì của lá, hút nhựa cây làm
cây yếu đi và chết.

2. Điều kiện phát triển

Nhện đỏ phát triển trong điều kiện khô hạn trong mùa nắng. Cây bón nhiều đạm sẽ khiến nhện đỏ gia tăng. Chúng lan truyền nhờ gió và những sợi tơ, mạng của chúng. Số lượng tăng lên rất nhanh và gây hại nghiêm trọng nếu không có biện pháp diệt trừ.

3. Cách nhận biết nhện đỏ gây hại


Thông thường, nhện đỏ thích núp duới mặt lá cây và sống trên đọt non của cây.
Bằng cách, lật mặt duới lá cây và coi băng kính lúp sẽ thấy những con nhỏ li ti
đang bò giống như con nhện.


Ta có thể nhìn trên đọt cây lúc có ánh sáng xuyên qua, ta thấy có tơ của nhện
bao xung quanh ngọn cây và có nhưng con li ti như đầu kim di động, đó là nhện
đỏ.


Khi mà trên rau có nhiều tơ trên đọt là lúc này đã có rất nhiều nhện đỏ trên
rau.


Nếu không có kính lúp, có thể lấy tay vuốt mạnh dưói mép lá thì ta thấy có nước
màu vàng, đó là cây có thể đã có nhện đỏ cần khám xét lại thậ kỷ để chữa trị.
Dùng một tờ giấy trắng để dưới sát cành cây lắc, rung mạnh rồi hứng đem ra chỗ
có ánh sáng mà coi sẽ thấy.

Trên lá: Chúng thường gây hại ở mặt dưới lá khiến lá chuyển màu vàng. Mặt trên của lá bị vàng loang lỗ (những chấm trắng vàng rất rễ nhận ra trên mặt lá), còn ở mặt dưới lá có những vết trắng lấm tấm giống bụi cám, nhìn kỹ thấy trên đó có lớp tơ rất mỏng. Lá cây bị phồng rộp sau đó cằn lại, vàng, thô cứng và sau cùng lá sẽ bị khô đi. Khi mật số cao, cả cành non cũng bị nhện đỏ tấn công, cành cũng trở nên khô và chết.

Trên trái: Trái bị nhện gây hại sẽ bị vàng, sạm và nứt khi trái lớn. Nhện cũng có thể gây hại mạnh vào hoa làm hoa bị thối rụng.

4. Cách phòng trị.

  • Không nên trồng với mật độ quá dày, thường xuyên cắt tỉa tạo độ thông thoáng cho cây trồng.
  • Bón phân dứt điểm thành từng đợt và phải bón cân đối giữa đạm, lân và kali.
  • Tưới nước giữ ẩm cho cây trong mùa khô.
  • Khi cây bị nhện hại phun thuốc CNX- RS. (trừ được nhện đỏ hại cây, an toàn với người sử dụng). Nếu mật độ nhện quá cao cần kết hợp thêm dầu khoáng để tăng bám dính giúp đạt hiệu quả tối đa.



    Từ khóa: cây bưởi, cây cam

    Nguồn: sinhhocvietnam

    Bản Tin Xanh

    Tin Hot
    Top