For a better experience please change your browser to CHROME, FIREFOX, OPERA or Internet Explorer.
Phòng trừ và trị bệnh chết nhanh, chết chậm cây tiêu hiệu quả

Phòng trừ và trị bệnh chết nhanh, chết chậm cây tiêu hiệu quả

Phòng trừ và trị bệnh chết nhanh, chết chậm cây tiêu hiệu quả

Bệnh chết nhanh chết chậm từ xưa đến nay được coi là nỗi kinh hoàng với người trồng cây tiêu. Để xử lý bệnh “nan y” này thì biện pháp canh tác mang tính quyết định. Đọc bài viết dưới đây để hiểu thêm về căn bệnh nan y này.

1. Biểu hiện bệnh chết nhanh chết chậm

Biểu hiện ban đầu là cây tiêu đang sinh trưởng xanh tốt, bị nấm tấn công ở bộ rễ và phần thân nằm trong đất. Khiến cho các mầm ngừng phát triển, lá chuyển màu xanh nhạt, biến thành màu vàng và rụng, phần dây thân trên mặt đất có dấu hiệu héo. Sau 1-2 tuần lá trên cây sẽ bị rụng hết, để lại các cành trơ trụi. Toàn dây bị héo và chết khô, hiện tượng rụng lá và đốt thường bắt đầu từ ngọn trở xuống. Bệnh chết nhanh chết chậm xảy ra nhanh, sau một vài tháng cả cây tiêu chết. Nhổ cây tiêu lên thấy bộ rễ tiêu bị thối đen, gốc thân cũng bị thối.

Biểu hiện cây tiêu chết nhanh chết chậm

Nấm gây bệnh chết nhanh phát triển mạnh trong mùa mưa, xâm nhập phân hủy bộ rễ và gây chết hàng loạt vào cuối mùa mưa. Những vườn tiêu bị nhiễm bệnh đa số là ẩm thấp, bị đọng nước trong mùa mưa và chăm sóc kém. Bệnh này có thể lây lan qua đất, nước, dụng cụ canh tác… Bệnh chết nhanh trên cây tiêu rất khó trị. Vì khi thấy triệu trứng héo dây thì bộ rễ đã bị nấm bệnh tấn công từ 1,5-2 tháng trước đó. Vì vậy, bà con phải thường xuyên thăm vườn, phát hiện bệnh sớm để xử lý kịp thời.

Rễ cây tiêu bị chết nhanh chết chậm

2. Nguyên nhân gây bệnh chết nhanh chết chậm

Do nấm Phytophthora sống trong đất gây nên. Nấm này có thể tấn công riêng lẻ. Song đa số có sự kết hợp của các loài nấm khác như: Fusarium, Pythium, Rhizoctonia cùng tấn công làm cây tiêu chết nhanh chóng.

3. Biện pháp phòng trừ và trị bệnh

Bệnh chết nhanh trên cây tiêu rất khó trị. Vì khi thấy triệu trứng héo dây thì bộ rễ đã bị nấm bệnh tấn công từ 1,5-2 tháng trước đó. Để phòng trừ bệnh chết nhanh, chết chậm cây tiêu bà con cần lưu ý các vấn đề sau:

Xử lý

Khi vườn tiêu trên 2 năm tuổi thường bắt đầu nhiễm bệnh, vì vậy sau thời gian trồng một năm nên tưới bổ sung bộ giái pháp WAO BOOM. Đây là một bộ giải pháp bao gồm 5 sản phẩm. Vừa diệt nấm, vừa ổn định pH, vừa tái tạo và bảo vệ bộ rễ, vừa cải tạo đất. Vừa bổ sung dinh dưỡng dễ tan giúp cây phục hồi một cách nhanh chóng. Wao Boom sẽ giúp cây ra rễ trắng mập. Thanh lọc môi trường đất, phân giải lân khó tan. Giải độc các hợp chất hóa học tồn dư. Bổ sung vi sinh vật có lợi giúp cân bằng lại hệ sinh thái đất. Bên cạnh đó, giúp cải tạo đất mềm, tơi xốp. Tăng khả năng giữ nước và dinh dưỡng tránh rửa trôi, bốc hơi. Bằng việc sử dụng bộ giải pháp này, bà con sẽ không cần sử dụng thêm bất kì sản phẩm dinh dưỡng nào khác.

Bà con nên tưới định kỳ 3 tháng/lần để cây sinh trưởng khỏe mạnh, toàn diện.

Chú ý: Nếu tiến hành trồng mới trên vườn tiêu vụ trước đã mắc bệnh chết nhanh chết chậm. Cần phải tiến hành phòng trừ bệnh ngay từ năm đầu tiên.

Biện pháp canh tác

Canh tác hồ tiêu với mật số vừa phải, không nên trồng day. Xén tỉa phần cành nằm sát mặt đất khoảng từ 20 đến 30 phân. Có thể quét Vaccin kết hợp Siêu đồng vào phần thân tiêu gần mặt đất nhằm hạn chế tối đa sự xâm nhập của mầm bệnh với cây trồng

Bà con nên trồng xen canh tiêu với cà phê, dừa sẽ giảm khả năng bệnh chết nhanh.

Trồng cây con sạch bệnh, tuyệt đối không lấy hom trong vườn tiêu đã bị bệnh chết nhanh.

Vườn tiêu có chế độ thoát nước tốt , nhất là khoảng thời gian giữa và cuối mùa mưa. Cứ hai hàng tiêu, có một mương, mương vừa giúp thoát nước vừa hạn chế tuyến trùng và mầm bệnh lây lan qua nước đọng

Bón phân đầy đủ và hợp lý giúp nâng cao khả năng tiêu chống chịu bệnh tốt hơn. Phân hữu cơ ủ hoai mục bằng nấm Trichoderma cũng rất tốt cho tiêu vì ngoài việc cung cấp thêm vi lượng cho cây. Trong phân hữu cơ còn có hệ vi sinh vật đối kháng với mầm bệnh và tuyến trùng.

Thường xuyên để ý thu nhặt lá, cành, rễ cây bệnh trong vườn mang đi tiêu hủy. Thăm khám vườn nhằm phát hiện bệnh sớm để có hướng giải quyết kịp thời.

Từ khóa: bệnh cây tiêu

Nguồn: sinhhocvietnam

Bản Tin Xanh

Tin Hot
Top