Quy trình cải tạo đất phèn chua, thoái hóa do phân hóa học
Đất thoái hóa là đất đã mất đi những tính chất, đặc tính hoàn hảo vốn có ban đầu để trở thành một loại đất xấu cả về tính chất vật lý (độ ẩm, độ tơi xốp,…), tính chất hóa học (pH, cân bằng dinh dưỡng, độ độc Al, Fe,…) và cả tính chất sinh học (hệ vi sinh vật trong đất).
Để cải tạo đất phèn chua, thoái hóa cần phải thay đổi cả 3 tính chất trên, đưa chúng quay trở về những đặc tính, tính chất tốt đẹp ban đầu như tơi xốp, thoáng khí, nhiều mùn, pH thích hợp, giàu dinh dưỡng, vi sinh vật hoạt động mạnh, ít độc,…
Để hiểu đơn giản, chúng ta chia nhỏ ra làm 3 phần
như sau:
Phần 1: Cải tạo tính chất vật lý (tơi xốp, thoáng khí) – đất phèn chua
- Khơi gốc, cuốc xới, phá váng đất nếu gặp
mưa để tạo thông thoáng, giúp oxy đi sâu vào trong đất - Tưới tiêu hợp lý, đào rãnh thoát nước kịp
thời trong mùa mưa tránh tình trạng nén dẽ đất ảnh hưởng đến rễ hoạt động - Bổ sung đầy đủ phân hữu cơ giúp đất tơi
xốp, thoáng khí hơn
Phần 2: Cải tạo tính chất hóa học – đất phèn chua
- Bón vôi nâng pH giúp nâng cao độ tan của
các chất dinh dưỡng - Bón phân cân đối, gia tăng phân chuồng,
vi lượng, hạn chế NPK - Bón phân hữu cơ để gia tăng lượng mùn
giúp đất giữ dinh dưỡng tốt hơn, tránh lãng phí phân bón.
Phần
3:
Cải tạo tính chất sinh học
- Nâng pH để ức chế VSV gây hại và kích thích VSV có ích phát triển
- Ủ phân chuồng bằng Trichoderma trước khi sử dụng.
- Tưới bổ sung trực tiếp vi sinh vật sau khi bổ sung phân hữu cơ để giúp phân giải nhanh, phòng trừ nấm bệnh gây ra các bệnh vùng rễ.
Xem thêm toàn bộ kiến thức cải tạo đất bằng hữu cơ vi sinh tại đây
Quy trình tham khảo:
Mời bà con tham khảo một quy trình bón phân cải tạo đất cho vườn cây ăn trái sau thu hoạch, được các kỹ sư chuyên ngành cây có múi nghiên cứu, được khá nhiều nhà vườn áp dụng và thành công. Quy trình như sau:
- Sau khi thu hoạch xong bón phủ toàn vườn một ít vôi bột hoặc vôi dolomit, tốt nhất là vôi dolomit vì nó có chứa cả Ca và Mg để nâng pH. Bón rải đều toàn vườn với lượng vôi khoảng 1 tấn/ha, bón trước khi bón phân tối thiểu 10 – 15 ngày.
- Sau khi bón vôi, trộn 2kg lân nung, 0,5 – 1kg NPK, 2 – 5kg bột ngô, bột đậu tương bón quanh tán để phục hồi cây sau thu hoạch.
- Bón thêm 30 – 50kg phân chuồng, bón rải đều xung quanh tán bằng cách xới trộn với 5 – 10cm đất mặt để kích thích rễ ăn nổi lên cũng như tăng cường hàm lượng hữu cơ cho đất.
- Bổ sung thêm phân vi sinh Trichoderma để đẩy nhanh tốc độ cải tạo đất (không sử dụng vi sinh khi chưa bổ sung phân chuồng, vi sinh không thể phát triển tốt trên nền đất thoái hóa)
Lưu ý: sau khi bón phân cải tạo cần tích cực nuôi giữ thảm cỏ để cho đất luôn được giữ ẩm, vsv có chổ trú ngụ hỗ trợ cho việc phân giải nhanh các chất hữu cơ trong đất.