Quy trình chăm sóc vườn Cà phê sau thu hoạch chuẩn nhất
Vườn cà phê sau khi thu hoạch sẽ bị mất sức sinh trưởng, cần thời gian để phân hóa mầm hoa, ra hoa đậu trái. Để tránh tình trạnh cây bị suy kiệt, năng suất chất lượng mùa tới bị sụt giảm thì việc chăm sóc cà phê sau thu hoạch đúng quy trình là rất quan trọng.
Để giúp cây cà phê phục hồi nhanh chóng sau thu hoạch, sinh trưởng và phát triển tốt, có năng suất cao, chất lượng tốt và gia tăng thu nhập cho người trồng cà phê, bà con cần phải nắm vững quy trình kỹ thuật chăm sóc cây cà phê sau thu hoạch.
1. Cắt tỉa cành cho cây cà phê sau thu hoạch
Việc cắt tỉa cành sẽ giúp kích thích cây nhanh phục hồi và phát triển cành thứ cấp, phân hóa mầm hoa. Tỉa cành tạo tán giúp cho cây được cân đối, phân bố đều ánh sáng và các cành mang quả, để thuận lợi cho việc chăm sóc, thu hoạch và để cây được thông thoáng giúp cây hạn chế được sâu bệnh.
♦ Thời gian cắt tỉa: Sau thu hoạch từ 15-20 ngày. Chọn thời điểm nắng ráo
♦ Loại cành cần cắt tỉa:
– Cành chết, cành khô, bị sâu bệnh.
– Cành già, cành bị dị dạng, còi cọc, nhỏ yếu, hoặc cành mọc sát hay đụng đất.
– Cành tăm, các chồi vượt, chồi nằm sâu trong tán lá, cành mọc ngược, mọc thẳng đứng, hay chen chúc nhiều cành trên cùng 1 đốt.
– Những cành đã cho quả hầu hết ở các đốt và chỉ còn chừa một số đốt ở ngọn, mà cành thứ cấp đã bắt đầu phát sinh thì nên cắt bỏ đoạn phía ngoài, để cây tập trung nuôi cành thứ cấp sẽ mang trái.
♦ Tác Dụng Của Việc cắt Tỉa Cành:
– Tỉa cành tạo cho cây có bộ tán cân đối
– Giúp cành quả phân bố đều
– Tạo điều kiện tốt cho việc chăm sóc, thu hái
– Hạn chế sự phá hoại của sâu bệnh
♦ Lưu ý: Khi tỉa cành các bạn nên dùng cưa hoặc kéo sắc để tỉa cành, tránh làm sứt cành.
2. Rửa vườn cho cây cà phê sau thu hoạch
Sau khi cắt tỉa cành, cần dọn dẹp sạch để vườn thông thoáng. Sử dụng dung dịch đồng đỏ phun rửa vườn để phòng ngừa rong rêu, tảo đỏ, nấm hồng,…
3. Bón phân cho cây cà phê sau thu hoạch
Sau một năm mang quả, cây cà phê đã tích trữ trong quả, hạt một lượng dinh dưỡng rất lớn. Cây cà phê sau khi thu hoạch xong sẽ bị mất đi phần lớn dinh dưỡng, làm cây suy kiệt. Vì thế việc bón phân cung cấp dinh dưỡng kịp thời để cây phục hồi tốt, chuẩn bị cho lần ra hoa vụ sau rất quan trọng.
Bà con nên sử dụng phân vi sinh hoặc phân hữu cơ, phân chuồng đã ủ hoai bằng Nấm đối kháng Trichoderma để giúp đất tơi xốp, gia tăng các hệ vi sinh vật có lợi trong đất phát triển, hạn chế tuyến trùng và những nấm bệnh gây hại có trong đất.
Bón phân bằng cách rải phân xung quanh gốc (không rải sát gốc hay bón trực tiếp vào gốc), có thể trộn phân bón với đất và vun thành bồn ở gốc cây giống như hình chóp nón, và tạo rãnh xung quanh mép tán cây cà phê để bón phân, chiều rộng của rãnh sẽ thay đổi theo độ rộng của tán cây. Chiều sâu của rãnh từ 30 – 40 cm, rộng khoảng 30 cm và chiều dài thì tùy theo chiều rộng của tán. Việc tạo rãnh để phân bón không bị rửa trôi và có thời gian chuyển hóa dần các chất dinh dưỡng để cây.
♦ Cách bón phân cho cà phê sau thu hoạch:
– Bón gốc: Phân hữu cơ hoai mục 15-20kg + 1,0 – 1,5kg lân Văn Điển + 0,5-0,7kg NPK 10.10.5 rải đều vào rãnh xung quanh mỗ gốc, lấy đất phủ kín phân sau đó tưới nước.
– Bón lá: Do cây hấp thụ dinh dưỡng qua lá nhanh hơn qua rễ. Bà con có thể sử dụng chế phẩm sinh học VƯỜN SINH THÁI (pha theo tỷ lệ 1:200), phun sương qua lá để giúp cây hồi phục dinh dưỡng nhanh hơn.
[kdn-iframe src=”https://www.youtube.com/embed/m6iOOsExQY0″ width=”640″ height=”360″ frameborder=”0″ allowfullscreen=”allowfullscreen”][/kdn-iframe]
Hiệu quả từ mô hình sử dụng Chế phẩm VƯỜN SINH THÁI trên cây Cà Phê
4. Tưới nước cho cây cà phê sau thu hoạch
Sau khi thu hoạch cắt tỉa cành để cho cây cà phê phân hóa mầm hoa hoàn chỉnh (mầm hoa dạng mỏ sẻ, hay đầu nụ bạc trắng) thì tiến hành tưới nước. Lần tưới nước này rất quan trọng, giúp cây cà phê ra hoa đồng loạt.
Tưới lại lần 2 cách lần tưới thứ nhất từ 25 đến 30 ngày, lưu ý không nên tưới quá sớm hoặc quá trễ.
– Nếu tưới quá sớm thì cây sẽ nhanh ra lá và chồi, cây không tập trung để phân hóa mầm hoa khiến cây nở hoa không đều, làm cho trái chín rời rạc và thu hoạch không tập trung.
– Nếu tưới quá trễ thì cây sẽ bị “khát” và không có sức để phục hồi, và cũng không phân hóa mầm hoa tốt, kéo theo năng suất và chất lượng giảm thấp.
Mục đích của việc tưới nước lần 2 này là để tiếp tục ép những hoa non còn lại nở hết vào đợt 2, có như vậy mới không bị non hoa, kích thích hoa ra hết trong 2 lần tưới nước. Có như vậy, khi vào mùa mưa, cây cà phê sẽ giảm được hiện tượng rụng trái non; đồng thời, giúp cho hoa ra tập trung (không phân tán thành nhiều đợt) ở những năm tiếp theo. Đợt 2 nên tưới nhiều nước hơn đợt 1, tưới đẫm để đảm bảo độ ẩm trong đất cao giúp cho cây dưỡng trái non.
[kdn-iframe src=”https://www.youtube.com/embed/ThTbXY5UFxo” width=”640″ height=”360″ frameborder=”0″ allowfullscreen=”allowfullscreen”][/kdn-iframe]
Mô hình cà phê sử dụng canh tác theo hướng sinh học tại Lâm Đồng
5. Phòng trừ sâu bệnh cho cây cà phê sau thu hoạch
Cần chú ý phòng trừ sâu bệnh gây hại gặp nhiều trong mùa khô như: rỉ sắt, đốm mắt cua, bọ xít, rệp vẩy, đặc biệt là rệp sáp. Bà con nên sử dụng các chế phẩm vi sinh phòng trị sâu và nấm bệnh gây hại: Vi sinh TRỪ SÂU, Vi sinh TRỪ BỆNH cây trồng.
Trường hợp bắt buộc phải dùng thuốc BVTV bà con có thể sử dụng: Phun Fastac 5EC, Motox 2.5 EC, Butal 10WP.. trị rệp sáp; Phun Cypermap 10EC, Supertac 500EC.. trị bọ xít; Phun Binhmor 40EC.. trị rệp vẩy; Phun Anvil 5SC, Carbenzim 500FL để trị bệnh rỉ sắt, đốm mắt cua
Chúc bà con luôn có vụ mùa thắng lợi, thành công !
XEM THÊM ► Bí quyết làm giàu từ trồng Cây ăn trái bằng hướng đi sinh học bền vững
VƯỜN SINH THÁI
HỖ TRỢ VÀ TƯ VẤN KỸ THUẬT NÔNG NGHIỆP MIỄN PHÍ 0962686348
Nguồn: https://vuonsinhthai.com.vn/quy-trinh-cham-soc-vuon-ca-phe-sau-thu-hoach-chuan-nhat.html