For a better experience please change your browser to CHROME, FIREFOX, OPERA or Internet Explorer.
Quy trình rút ngắn thời gian cải tạo đất cho vườn cây ăn trái

Quy trình rút ngắn thời gian cải tạo đất cho vườn cây ăn trái

Quy trình rút ngắn thời gian cải tạo đất cho vườn cây ăn trái

Cải tạo đất qua từng mùa vụ giúp vườn cây ăn trái năng suất hơn, ít nấm bệnh hơn. Ít chi phí phân bón đầu vào, lượng thuốc bảo vệ thực vật cũng giảm đi rất đáng kể. Cải tạo đất giúp cho hệ thống vi sinh vật có lợi gia tăng làm đất tơi xốp và dễ hòa tan phân bón hóa học. Quá trình cải tạo đất thường được diễn ra hằng năm bằng những cách như bón lót sau thu hoạch, bón vôi, bón vi sinh, phơi ải đất,…

Theo thống kê hiện nay đang có rất nhiều diện tích đất trồng cây ăn trái trên cả nước bị thoái hóa. Đất thoái hóa khiến cho dịch bệnh vàng lá thối rễ, tuyến trùng và một số bệnh do nấm bệnh trong đất gây ra ngày một gia tăng. Hậu quả từ việc đất thoái hóa ảnh hưởng đến cây trồng rất nghiêm trọng thế nhưng hầu hết bà con vẫn chưa thực sự quan tâm đến vấn đề này. Thói quen bệnh đến đâu chữa đến đấy của bà con làm cho tuổi thọ và sức khỏe cây sa sút rất nhanh. Việc cải tạo đất có ý nghĩa rất lớn trong việc phòng chống bệnh tật cho cây trồng. Đất khỏe thì cây khỏe và ít sâu bệnh, đất khỏe dinh dưỡng nhiều, dễ hòa tan sẽ giúp cây trồng đạt được năng suất tốt nhất.

Cải tạo đất truyền thống:

  • Bón lót sau thu hoạch 20 tấn phân chuồng/ha/năm đối với những cây kinh doanh. Việc bón phân này nhằm trả lại cho đất lượng mùn hữu cơ, giúp đất tơi xốp và tích trữ được nhiều dinh dưỡng hơn. Nếu bón không đầy đủ thì chỉ sau một vài năm đất sẽ thoái hóa, khả năng giữ dinh dưỡng kém, bón phân hóa học vào rất dễ bị rửa trôi,…
  • Cuốc đất phơi ải, bón vôi sau thu hoạch để gia tăng độ pH cho đất. Nếu có vôi dolomite nên bón 4- 5 tấn/ha, vôi CaO bón từ 1 – 2 tấn/ha. Việc này rất cần thiết vì trong quá trình chúng ta sử dụng NPK, bản thân trong phân bón có pH rất thấp sẽ kéo pH xuống. Bón không đủ lượng vôi sẽ khiến cho việc bón phân hóa học hiệu quả kém rõ rệt, pH < 4 lượng phân bón không thể hòa tan sẽ > 70%.

Ngoài ra đối với những vườn thoái hóa nghiêm trọng khiến cây còi cọc, để có thể cải tạo đất nhanh hơn cần phải giải độc đất liên tục bằng K-humate trước mỗi lần bón phân, bổ sung vi sinh ngay sau đó để phân giải các chất dinh dưỡng giúp cây trồng hấp thụ được tối đa lượng phân bón.

Từ khóa: Cải tạo đất, xử lý đất trồng

Nguồn: sinhhocvietnam

Bản Tin Xanh

Tin Hot
Top