For a better experience please change your browser to CHROME, FIREFOX, OPERA or Internet Explorer.
Rực rỡ cây Hồng lộc tô điểm khuôn viên công trình

Rực rỡ cây Hồng lộc tô điểm khuôn viên công trình

Cây Hồng lộc với những chiếc lá có màu sắc đa dạng, rực rỡ sẽ là một lựa chọn tuyệt vời để bạn sử dụng làm cây cảnh tô điểm cho không gian sống.

Vậy, loài cây này có đặc điểm, đặc tính gì nổi bật mà lại được yêu thích đến vậy?

Hãy cùng tìm hiểu qua những thông tin về cây Hồng lộc, cũng như cách trồng và chăm sóc sao cho hiệu quả, đẹp mắt dưới đây nhé.

Đặc điểm cây Hồng lộc

Bạn có thể dễ dàng nhận ra cây hồng lộc, bởi vẻ ngoài của loài cây này vô cùng nổi bật. Dưới đây là một vài đặc điểm chính bạn có thể tham khảo qua.

  • Tên: Hồng lộc
  • Tên khoa học: Syzygium oleinum
  • Họ: Sim (Myrtaceae)
Cây Hồng lộcCây Hồng lộcCây Hồng lộc
Cây Hồng lộc

Hồng lộc là loài cây thân gỗ dạng bụi,  có nguồn gốc từ các nước châu Á nhiệt đới, có chiều cao từ 0.5 – 4m tùy điều kiện môi trường sống. Cây mọc ngoài tự nhiên sẽ cao lớn hơn, trong khi đó cây trồng làm cảnh chỉ dao động ở khoảng 1m.

Từ thân chính, cây tỏa ra rất nhiều cành lá rậm rạp, mọc chếch hướng lên trên, khiến cây có vẻ ngoài hình tháp, hình trứng hay hình bầu dục.

Lá cây có hình dáng bầu dục hơi thuôn, dài từ 5 – 6cm. Lá mọc kiểu đối, có cuống ngắn sát gốc, đầu lá hơi nhọn, mặt lá và viền bóng nhẵn.

Điểm đặc biệt tạo nên vẻ đẹp của cây hồng lộc đến từ lá. Cụ thể, khi lá non mọc ra sẽ có màu hồng, đỏ hoặc cam nổi bật, mang lại vẻ đẹp rực rỡ. Khi lá già hơn sẽ dần chuyển thành màu xanh, nhờ đó mà cây luôn có sự kết hợp của nhiều màu sắc khác nhau.

Điểm đặc biệt của cây hồng lộc nằm ở màu sắc lá nonĐiểm đặc biệt của cây hồng lộc nằm ở màu sắc lá nonĐiểm đặc biệt của cây hồng lộc nằm ở màu sắc lá non
Điểm đặc biệt của cây hồng lộc nằm ở màu sắc lá non

Không chỉ vậy, cây còn ra lá liên tục nên có thể duy trì vẻ đẹp quanh năm.

Cây hồng lộc cũng có hoa và quả. Hoa thường có màu trắng, xòe ra như hoa mận, trong khi đó quả của cây lại khá nhỏ, mọc trên cuống dài và mọng, khi chín sẽ có màu đen bóng.

Về đặc tính, cây hồng lộc có tốc độ sinh trưởng nhanh, ưa nước nhưng vẫn có khả năng chịu hạn tốt, thích khí hậu ẩm và ấm áp, không chịu được ngập úng.

Công dụng của cây Hồng lộc

Nhờ vẻ đẹp độc đáo và rậm rạp quanh năm mà cây hồng lộc được lựa chọn để làm cây trang trí cho nhiều vị trí khác nhau.

Trong đó nổi bật là các khu vực rộng như công viên, đường phố, bệnh viện, khu đô thị, dải phân cách. Bạn còn có thể trồng và cắt tỉa cây hồng lộc để tạo hàng rào.

Ngoài ra, bạn còn có thể trồng trong chậu để trong nhà, hoặc đặt ở hành lang, lối đi, sân vườn biệt thự, tiểu cảnh, ban công, sân thượng…

Cây được trồng làm cảnh ở những nơi công cộngCây được trồng làm cảnh ở những nơi công cộngCây được trồng làm cảnh ở những nơi công cộng
Cây được trồng làm cảnh ở những nơi công cộng

Không chỉ có tác dụng làm đẹp không gian xung quanh, cây hồng lộc với tán lá rậm rạp còn mang lại khả năng thanh lọc không khí, ngăn ngừa bụi bẩn, giúp môi trường sống trong lành.

Nhiều người còn chọn những chậu cây hồng lộc nhỏ để làm quà tặng trong những dịp lễ như khai trương, tân gia, mừng thọ… bởi loài cây này cũng mang nhiều ý nghĩa tích cực.

Ý nghĩa cây Hồng lộc

Như đã nói ở trên, cây hồng lộc không chỉ đẹp mà còn mang nhiều ý nghĩa. Cụ thể cây tượng trưng cho những điều tốt đẹp, may mắn.

Người trồng cây hồng lộc trong khuôn viên nhà được cho là sẽ gặp nhiều thuận lợi trong cuộc sống, công việc, mang về tài lộc.

Cây mang nhiều ý nghĩa tốt đẹpCây mang nhiều ý nghĩa tốt đẹpCây mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp
Cây mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp

Về phong thủy, cây hồng lộc phù hợp với tất cả các mệnh, ai cũng có thể trồng được. Đặc biệt, những người thuộc mệnh Hỏa khi trồng cây sẽ phát huy ý nghĩa phong thủy nhiều nhất.

Cách trồng và chăm sóc Hồng lộc

Là loài cây phù hợp với khí hậu nhiệt đới, lại sinh trưởng nhanh nên quá trình trồng và chăm sóc cây hồng lộc khá đơn giản.

Cách trồng cây hồng lộc

Là cây thân gỗ mọc bụi, bạn có thể nhân giống cây hồng lộc bằng cách gieo hạt, giâm cành hay chiết cành. Trong đó, giâm cành và chiết cành được ưa chuộng hơn bởi cây dễ sống, sinh trưởng nhanh.

Chuẩn bị đất trồng

Đầu tiên, cần chuẩn bị đất trồng, đất cần phải đảm bảo độ tơi xốp và khả năng thoát nước tốt, bạn nên trộn thêm ít xơ dừa và sỏi. Ngoài ra, hãy bổ sung thêm ít phân chuồng để tăng độ màu mỡ cho đất.

Giâm cành:

Từ cây chính, chọn một cành to khỏe, không có dấu hiệu sâu bệnh. Cắt một đoạn cành dài khoảng 2 gang tay, có nhiều mắt. Sau khi cắt rời, bạn cắt ngọt, tỉa bớt lá rồi ngâm cành vào nước có pha dung dịch kích rễ.

Tiếp đó, cắm cành xuống đất nghiêng một góc khoảng 60 độ, căm sâu chỉ chừa khoảng 1/3 đoạn cành ở phía trên mặt đất.

Sau khi giâm cành, cần tưới nước đều đặn để duy trì độ ẩm cho đất, sau một thời gian là cành sẽ bén rễ và sinh trưởng như một cây mới.

Chiết cành:

Chiết cành cây hồng lộc không có gì khác so với cách chiết cành thông thường. Đầu tiên bạn chọn cành to khỏe, sau đó khoanh vỏ, đắp bầu đất lên vùng vỏ đã khoanh. Sau khi phần bầu đất ra rễ thì cắt cành đó và trồng xuống phần đất đã chuẩn bị từ trước. Tưới nước đều đặn để cây tiếp tục phát triển.

Trồng cây hồng lộc bằng phương pháp giâm cành hoặc chiết cànhTrồng cây hồng lộc bằng phương pháp giâm cành hoặc chiết cànhTrồng cây hồng lộc bằng phương pháp giâm cành hoặc chiết cành
Trồng cây hồng lộc bằng phương pháp giâm cành hoặc chiết cành

Chăm sóc cây hồng lộc

Dưới đây là một vài lưu ý để quá trình chăm sóc cây hồng lộc được suôn sẻ, cây sinh trưởng khỏe mạnh.

  • Tưới nước: dù có khả năng chịu hạn tốt, nhưng bạn nên tưới nước đều đặn cho cây hồng lộc để cây ra lá đều và đẹp. Nếu trồng cây trong nhà, bạn nên tưới cho cây mỗi tuần 2 lần, còn nếu trồng ngoài trời, tiếp xúc nhiều với ánh nắng thì nên tưới ít nhất 2 ngày 1 lần. Cần chú ý khi tưới chỉ cần đủ ẩm đất, không tưới quá đẫm bởi cây không chịu được ngập úng.
  • Ánh sáng: cây hồng lộc phát triển tốt nhất, lá đẹp nhất khi tiếp xúc với nhiều ánh sáng. Bạn nên trồng cây ở nơi rộng rãi, thoáng mát. Khi cây còn nhỏ thì có thể che chắn một chút để tránh ánh nắng gắt, còn khi cây lớn rồi thì không cần.
  • Dinh dưỡng: để cây ra lá mới đẹp và rực rỡ, bạn nên bổ sung dinh dưỡng cho cây đều đặn. Tốt nhất là 2 – 3 tháng bón phân NPK một lần. Nếu trồng cây trong chậu, định kỳ 2 năm thay đất trong chậu một lần để làm mới môi trường sống.
  • Nhiệt độ: phù hợp với môi trường nhiệt đới, cây sinh trưởng tốt trong khoảng nhiệt độ từ 18 – 30 độ C.
  • Cắt tỉa và phòng trừ sâu bệnh: Khi nhận thấy cây có quá nhiều lá già và cây có màu quá đơn điệu, bạn có thể cắt bớt lá già rồi bón thêm phân để cây ra lá mới. Trong quá trình cắt tỉa cũng nên quan sát, nếu thấy cây có dấu hiệu sâu bệnh, nấm rầy thì cần mua thuốc về phun ngay.
Chăm chỉ cắt tỉa lá già để kích thích cây ra lá nonChăm chỉ cắt tỉa lá già để kích thích cây ra lá nonChăm chỉ cắt tỉa lá già để kích thích cây ra lá non
Chăm chỉ cắt tỉa lá già để kích thích cây ra lá non

Vậy là chúng ta đã tìm hiểu những thông tin về đặc điểm, cách trồng cũng như cách chăm sóc cây Hồng lộc rồi.

Qua bài viết này, chắc hẳn bạn cũng đã có thể tự mình trồng một vài cây để tô điểm cho không gian sống của mình.

Chúc bạn thành công.

Nguồn: LamVuon.net

Bản Tin Xanh

Tin Hot
Top