Sâu bệnh cây bơ, cách trị sâu bệnh cho cây bơ
Bạn muốn trồng cây bơ đạt năng suất và chất lượng cao. Điều đầu tiên là bạn cần phải có khả năng giải quyết được 10 vấn đề sau đây. Đó là việc xử lý được các loại sâu, các loại bệnh thường gặp trên cây bơ như vàng lá thối rễ, nứt thân xì mũ, thối trái, thán thư, đốm lá, héo rũ, mọt đục thân, bọ trĩ, rệp sáp,…
Để có thể xử lý tất cả các loại bệnh này bạn cần phải nhận biết đúng bệnh. Cần xác định đúng nguyên nhân rồi mới đưa ra giải pháp. Bạn có thể tham khảo toàn bộ các giải pháp theo thứ tự sau đây:
1. Bệnh vàng lá thối rễ trên cây bơ
Nguyên nhân: Bệnh vàng lá thối rễ ở cây bơ do nấm phytophthora Cinnamoni gây ra. Bệnh phát sinh và lây lan nhanh ở những vùng đất ngập úng, thoát nước kém vào mùa mưa.
Triệu chứng: Lúc đầu cây bị vàng lá ngọn. Sau đó vàng các lá già, có thể vàng một cành hoặc vàng cả cây. Lúc bị nặng sẽ bị chết cây. Nếu đào xung quanh vùng gốc rễ, ta sẽ thấy các rễ bị thối. Khi bệnh nặng sẽ thấy phần gốc rễ chính bị thối đen và ướt.
2. Bệnh nứt thân xì mủ trên cây bơ
Nguyên nhân: Bệnh nứt thân xì mũ trên cây bơ do vi khuẩn Phytophthora sp gây ra. Bệnh lây lan mạnh trong điều kiện mưa ẩm, tán dày kém thông thoáng, đất trồng bị suy thoái, pH đất thấp, nhiều nấm hại tồn tại.
Triệu chứng: Ban đầu là một vết thối nhỏ màu nâu sẫm chảy nhựa xuất hiện trên thân hoặc cành. Vết bệnh thường xuất hiện ở phần thân sát gốc. Vết bệnh làm cho cây bị úng nước, thối nâu thành những vùng bất dạng. Sau đó khô, nứt dọc và chảy mủ, vỏ cây bong ra, phần gỗ thân cây bị thối nâu.
3. Bệnh thán thư trên cây bơ
Nguyên nhân: Bệnh thán thư trên cây bơ do nấm Colletrichum gloeosporioides gây nên. Bệnh phát sinh ở điều kiện môi trường có độ ẩm không khí cao, mưa nhiều, nhất là sự lưu thông không khí trong vườn bị hạn chế. Cây trồng không được chăm sóc tốt, đề kháng yếu sẽ dễ bị nhiễm bệnh hơn.
Triệu chứng: Quả mắc bệnh thán thư sẽ xuất hiện những vết nâu đen nhỏ với đường kính khoảng 5mm. Trên bề mặt vỏ quả sẽ xuất hiện những khối bào tử màu tím. Vết bệnh lõm sâu vào phía bên trong phần thịt quả và chuyển từ màu đen sang đen thẫm đến thâm đen. Ảnh hưởng đến hình thức bên ngoài từ đó làm giảm giá thành khi bán của quả.
4. Bệnh đốm lá trên cây bơ
Nguyên nhân: Bệnh đốm lá trên cây bơ do nấm Cerocospora purpurea gây ra. Mầm bệnh chủ yếu bắt nguồn từ những lá đã bị nhiễm bệnh trước đó, trong điều kiện thời tiết nóng ẩm và mưa nhiều, bào tử sẽ hình thành. Theo nguồn nước mưa, gió và nước tưới hoặc theo côn trùng bệnh có thể lây lan ra nhiều nơi. Sau khi xâm nhập, mầm bệnh sẽ ủ xấp xỉ khoảng 3 tháng, trước khi triệu chứng hình thành.
Triệu chứng: những đốm hình góc cạnh, màu tía đến nâu, có kích thước từ 1-5 mm, xung quanh đốm bệnh là những quần vàng bao quanh. Các đốm bệnh sau khi mở rộng sẽ liên kết thành các vùng vết bệnh trên lá, lúc này lá sẽ bị rụng.
5. Bệnh héo rũ trên cây bơ
Nguyên nhân: Bệnh héo rũ chết cành trên cây bơ do nấm Verticillium albo atrum gây ra. Bệnh thường tấn công phần lá của cây sau đó lan rộng ra các phần còn lại và làm cây chết.
Bào tử nấm bệnh thường ẩn nấp trong lòng đất cho đến khi gặp được điều kiện môi trường thuận lợi như mưa nhiều, đất vườn có độ ẩm quá cao, vườn thiếu thông thoáng sẽ phát sinh và gây bệnh. Đất trồng không được cải tạo thường xuyên, bón quá nhiều phân vô cơ và không được che phủ khiến pH đất thấp, nấm bệnh càng có môi trường để phát triển.
Triệu chứng: Lá bị nhiễm bệnh thường sẽ bị héo, lá chuyển từ màu xanh sang vàng và khi bệnh trở nên nặng hơn lá sẽ bị khô và rụng hàng loạt.Một thời gian sau bệnh sẽ lan rộng ra một phần thân hoặc toàn bộ cây, đối với cây nhiễm bệnh khi bóc vỏ cây ra thì phần tiếp giáp giữa vỏ và lõi gỗ sẽ xuất hiện những đường sọc màu nâu.
6. Bệnh ghẻ vỏ quả trên cây bơ
Nguyên nhân: Bệnh ghẻ vỏ quả trên cây bơ do nấm Sphaceloma perseae gây ra. Nấm bệnh tấn công ở tất cả các bộ phận của cây nhưng nhiều nhất là ở quả. Bệnh phát tác mạnh hơn rất nhiều khi gặp điều kiện thuận lợi như: mưa nhiều, độ ẩm cao, nấm sẽ nhanh chóng theo dòng nước tới các mô non của lá, cành, quả cây bơ để phát triển.
Bệnh lây lan bằng các con đường gió, mưa, côn trùng. Các vết cắn do bọ trĩ gây ra chính là nơi thuận lợi cho nấm gây bệnh xâm nhập.
Triệu chứng: Vỏ quả xuất hiện những vết bệnh hình bầu dục có màu nâu hoặc nâu tím.Vết bệnh hơi lồi ra so với phần vỏ quả. Sau một thời gian những vết bệnh sẽ liên kết với nhau khiến trái bị thâm đen trên diện rộng. Quả bị bệnh nặng sẽ bị nứt ở giữa và xuất hiện mạng, vỏ quả trở nên sần sùi thô ráp. Bệnh xuất hiện nhiều ở những quả già.
Trên lá, Ban đầu chúng sẽ tấn công ở những phần đầu ngọn, vết bệnh có màu đỏ nhỏ sau đó sẽ lan rộng ra toàn bộ bề mặt lá. Mặt trên của lá thường sẽ bị hoại tử nhiều hơn so với mặt dưới, sau một thời gian lá bệnh nặng sẽ bị biến dạng, héo rũ và rụng hàng loạt đồng thời sẽ lây lan sang các cành khác của cây.
7. Mọt đục thân cành Euwallacea sp.
Nguyên nhân: Mọt đục cành Euwallacea sp. gây hại rất lớn trên cây bơ và nhiều loại cây trồng khác. Mọt cái đục vào thân cành, tạo thành đường hầm và đẻ trứng, mọt non tiếp tục đục khoét, sinh sôi và lây lan.
Mọt đục cành Euwallacea sp. có ổ nấm cộng sinh “mycangia” trong cơ thể (Fusarium euwallaceae, Graphium euwallaceae, Acremonium pembeum). Mọt gieo nấm trong các đường hầm để làm thực phẩm, làm cho đường hầm bị ướt, chuyển màu đen, nấm Fusarium lây lan sang phần mô khỏe, mạch gỗ chuyển màu nâu, đen, lá bị héo và gây chết cành, khô cây.
Triệu chứng: Cành bị hại có biểu hiện khá rõ rệt, lá có màu nâu sẫm và bị héo rũ nhanh chóng, rồi chết khô trên cây. Bẻ cành xuống, chẻ đôi thấy một đoạn cành đã bị mọt đục rỗng ở giữa.
8. Bọ xít muỗi
Nguyên nhân: Bọ xít muỗi chích hút lá non làm hoa khô, chích trái non làm rụng trái, trái già bị chai, trái nứt. Bọ xít trưởng thành hại nhiều hơn con non. Gây hại chủ yếu vào lúc sáng sớm hay chiều mát.
Bọ xít muỗi phát triển mạnh trong các vườn có độ ẩm cao, thiếu thông thoáng. Vườn mất cân bằng sinh thái, không có thiên địch.
Triệu chứng: Chúng chích vào quả gây ra các hiện tượng làm teo quả, quả cong vẹo, vỏ xù xì xấu xí ảnh hưởng đến chất lượng nông sản rất lớn, khi chúng chích hút lên trái tạo ra những vết thương nhỏ nếu gặp môi trường thuận lợi thì nấm bệnh xâm nhập vào vết thương tạo thành bệnh trên quả bơ như bệnh: ghẻ vỏ bơ,…
9. Rệp sáp
Nguyên nhân: Rệp sáp thường gây hại vào mùa khô, ẩn nấp tại các kẽ lá, kẽ cành, phần gốc rễ. Chúng chích hút nhựa cây làm cho phần thân đó bị cạn kiệt dinh dưỡng rồi chết.
Ngoài ra rệp sáp còn có thể tấn công vào rễ, rất khó tiêu diệt, trường hợp nặng có thể làm cây bị chết do rễ ngừng phát triển, hoặc bị các loại nấm rễ tấn công thông qua tổ và các vết chích hút của chúng. Rệp sáp phát triển mạnh khi trong vườn không có thiên địch, mất cân bằng sinh thái, có nhiều cây ký sinh chủ.
Triệu chứng: Rệp chích hút rễ và gốc cây làm rễ phát triển kém, cây sinh trưởng yếu, lá vàng có thể bị chết dần. Rệp sáp phấn cũng tiết dịch làm môi trường cho nấm bồ hóng đen phát triển dẫn dụ kiến đến. Rệp chích hút nhựa ở các bộ phận non của cây làm hoa quả khô rụng.
10. Nhện ve (Persea mite)
Nguyên nhân: Nhện ve gây hại nghiêm trọng trên cây bơ, chúng sống và kiếm ăn trong các đốm trông như vết hoại tử xuất hiện dọc theo các gân chính ở mặt dưới của lá.
Nhện phát triển mạnh nhất vào mùa hè, khi nhiệt độ cao. Trong vườn có các cây trồng ký sinh chủ, không có thiên địch càng tạo điều kiện cho nhện gây hại.
Triệu chứng: chúng sống và kiếm ăn trong các đốm trông như vết hoại tử xuất hiện dọc theo các gân chính ở mặt dưới của lá. Khi các đốm hoại tử này xuất hiện dày đặc thì lá sẽ bị mất màu, héo và sớm rụng. Các đốm màu nâu vàng cũng xuất hiện ở bề mặt lá phía trên. Khi lá bị rụng, thân và quả của cây trở nên yếu ớt dưới tác động của ánh sắng mặt trời, quả sẽ nhỏ và năng suất giảm.
Nếu cây bơ của bạn đang gặp các vấn đề sâu, bệnh và cần hỗ trợ cách xử lý hãy để lại thông tin phía dưới nhé! Đội ngũ của WAO sẽ liên hệ hỗ trợ bạn ngay.