Tác hại và Biện pháp phòng trừ bệnh khảm trên cây ớt
Ớt là loại thực phẩm quen thuộc trong ẩm thực của nhiều quốc gia, là loại thực phẩm không thể thiếu trong mỗi mâm cơm người Việt. Tuy nhiên, việc chăm sóc cây ớt khá là khó khăn. Vì nó rất dễ mắc nhiều bệnh như thán thư, héo xanh vi khuẩn, thối đọt non, bệnh khảm virus. Bệnh khảm trên cây ớt ảnh hưởng lớn đến giá trị thương phẩm cũng như giá trị kinh tế người trồng.
1. Triệu chứng bệnh khảm trên cây ớt
Bệnh thường gây hại ở giai đoạn cây ra hoa kết trái trở về sau.
Triệu chứng bệnh là đọt lá nhỏ, xoắn lại, lá không phát triển, lóng ngắn. Cây trở nên giòn và dễ gãy. Bệnh diễn biến càng nặng, cây càng còi cọc, chậm phát triển. Hoa cũng bị vàng nhỏ và rụng dẫn đến cây ít trái, nếu có trái cũng nhỏ và vặn vẹo dẫn đến năng suất suy giảm. Nếu không có phương pháp trị bệnh kịp thời, cây có thể bị chết.
2. Tác nhân gây bệnh khảm trên cây ớt
Do virus gây ra, côn trùng chích hút như rầy mềm, bọ trĩ là vector truyền bệnh.
Bệnh phát sinh gây hại quanh năm, nặng trong mùa nắng nóng,nhiệt độ cao và nhẹ trong mùa mưa.
Mật độ côn trùng chích hút càng cao thì tỉ lệ cây bị bệnh xoăn lá càng nhiều.
3. Biện pháp phòng trừ
Khi vườn xuất hiện cây bị bệnh, bà con cần nhổ bỏ đem đi tiêu hủy ngay, để tránh lây lan. Sau đó sử dụng chế phẩm sinh học có chứa Chitosan kiểm soát virus (đây là sản phẩm chuyên đặc trị bệnh xoăn lá, xoắn ngọn trên các loại cây như cà chua, chanh dây, dưa hấu) kết hợp với Phân bón lá. Bà con nhớ phun ướt đẫm trên tán, trong tán cà chua mới có tác dụng hiệu quả nhất. Bà con phun xịt hai lần cách nhau 3-5 ngày. Đồng thời sử dụng thuốc trừ sâu sinh học Nấm 3 màu để ngăn không cho côn trùng truyền bệnh.
Chọn cây giống khỏe mạnh, những cây bị xoắn ngọn, đốm vàng trên lá.
Trong quá trình chăm sóc cần bón phân cân đối để cây sinh trưởng khỏe mạnh.
Thăm vườn thường xuyên nhằm phát hiện bệnh sớm để có hớng giải quyết kịp thời.
Để lại thông tin vào Form bên dưới nếu bạn cần hỗ trợ các vấn đề về cây trồng !