For a better experience please change your browser to CHROME, FIREFOX, OPERA or Internet Explorer.
Trồng cà chua theo tiêu chuẩn Vietgap

Trồng cà chua theo tiêu chuẩn Vietgap

Trồng cà chua theo tiêu chuẩn Vietgap

Hiện nay nhu cầu về rau đảm bảo chất lượng an toàn thực phẩm đã trở thành vấn đề cấp thiết đối với người tiêu dùng. Do vậy việc sản xuất rau theo tiêu chuẩn Vietgap được rất nhiều người quan tâm, trồng rau tiêu chuẩn Vietgap góp phần bảo vệ sức khoẻ người tiêu dùng, phát triển kinh tế và góp phần hội nhập kinh tế quốc tế.

Đây là một trong những mục tiêu quan trọng của ngành nông nghiệp nước ta. Sản xuất rau nói chung và cà chua nói riêng là định hướng chung của toàn xã hội với mong muốn giúp nông dân và nhà sản xuất ngăn ngừa và giảm thiểu những mối nguy tiềm ẩn có thể xảy ra trong quá trình sản xuất, thu hoạch, sau thu hoạch, chế biến và vận chuyển.

[kdn-iframe width=”740″ height=”416″ src=”https://www.youtube.com/embed/o-1Dp40kj4Y?feature=oembed” frameborder=”0″ allow=”accelerometer; autoplay; encrypted-media; gyroscope; picture-in-picture” allowfullscreen][/kdn-iframe]

Tiêu chuẩn Vietgap là gì

Là một tiêu chuẩn có tính tự nguyện có mục đích giúp nông dân và nhà sản xuất ngăn ngừa và hạn chế tối đa các mối nguy tiềm ẩn có thể xảy ra trong suốt quá trình sản xuất, thu hoạch và sau thu hoạch nông sản.

Ở nước ta hiện nay dưa chuột, thanh long, cà chua và chè đang là những cây trồng được khuyến khích theo tiêu chuẩn này. Đối với cây cà chua hiện mới chỉ thực hiện được 4 tiêu chí chính đó là: chỉ tiêu về vi sinh vật trong nguồn nước, hàm lượng nitrat trong phân bón, hàm lượng kim loại nặng trong đất và các chỉ tiêu về chất bảo vệ thực vật.

Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn đã ban ngành quyết định số 99008QBNN ngày 15/10/2008 về quy chế sản xuất và kinh doanh rau quả, dược liệu an toàn theo tiêu chuẩn Vietgap. Đối với người nông dân tham gia canh tác cần nắm rõ các quy trình kỹ thuật đảm bảo yêu cầu sản xuất theo hướng Vietgap.

Để trồng cà chua theo chuẩn Vietgap bà con cần chọn được vùng sản xuất cũng như đánh giá được các điều kiện như đất canh tác, nguồn nước, giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật phải đảm bảo các yêu cầu. Khi tiến hành trồng bà con phải có hồ sơ ghi chép tất cả các khâu sản xuất, việc ghi chép này giúp người tiêu dùng có thể truy nguyên lại được toàn bộ quá trình.

Chuẩn bị giá thể trồng cà chua

Trước khi tiến hành trồng cà chua chúng ta tiến hành làm bầu tuỳ vào điều kiện mà có thể chọn gieo trực tiếp hoặc gieo qua khay bầu. Tuy nhiên gieo qua khay bầu sẽ có nhiều lợi thế hơn chúng ta chuẩn bị các vật liệu để làm bầu như sau: 0,7 đất phù sa, 0,3 xơ dừa hoặc trấu sống, 1 phân chuồng hoai mục và 1kg phân lân.

Nên dùng khay xốp để gieo ươm vì khi dùng các khay này sẽ thuận tiện cho quá trình chăm sóc và quản lý sâu hại trong thời kỳ cây con. Sau khi trộn các thành phần giá thể bà con cho đất và hốc bầu chú ý đất càng vụn càng tốt loại bỏ rơm rác, vật rắn sau đó đổ đầy vào các hốc trên khay.

Gieo hạt

Hạt giống được ngâm vào nước ấm 2 sôi 3 lạnh trong 2 giờ sau đó vớt ra để ráo nước và tiến hành gieo hạt. Hạt cà chua không nên ủ nứt nanh như các loại hạt khác mà sau khi ngâm ta gieo hạt trực tiếp luôn vào khay bầu.

Dùng một que nhỏ tạo lỗ giữa bầu đất sau đó đặt hạt vào khay bầu, mỗi bầu gieo từ 2 – 3 hạt. Sau khi gieo hạt xong dùng đất bột trộn với phân chuồng hoai mục để rắc lên trên. Nên sắp xếp các khay bầu cạnh nhau để thuận tiện trong quá trình chăm sóc và tiến hành tưới nước ngay sau đó.

Để chuẩn bị hạt giống cho diện tích đồng ruộng chúng ta có thể ước lượng hạt gieo cho mỗi ha như sau:

1ha cần 150 – 200 gam tương đương 6 – 10 gam cho một sào bắc bộ 360m2.

Thời vụ trồng: cà chua có thể trồng được nhiều vụ trong năm

  • Vụ đông xuân: gieo hạt từ 5/9 – đầu tháng 10
  • Vụ xuân hè: gieo tháng 2 – đầu tháng 3

Chọn đất trồng: đất trồng cà chua nhất thiết phải nằm trong diện tích quy hoạch của tỉnh, sở ngành nông nghiệp trực thuộc. khu vực trồng cà chua phải cách ly với khu vực bị ô nhiễm không bị ảnh hưởng trực tiếp bởi từ các nguồn chất thải công nghiệp, chất thải từ khu dân cư, bệnh viện, lò giết mổ… Ngoài ra đất còn phải trải qua kiểm định các loại kim loại nặng trước khi sản xuất phải đảm bảo không được vượt ngưỡng cho phép như sau:

  • Asen không vượt quá 12mg/kg đất khô
  • Kẽm không vượt quá 200mg/kg đất khô
  • Đồng không vượt quá 50mg/kg đất khô

Chọn khu vực đất cao dễ thoát nước nhưng phải chủ động về nguồn nước tưới, có tầng canh tác giày 20 – 30 cm. Đất thịt nhẹ hoặc cát pha có độ PH từ 5,5 đến 7, nếu PH thấp hơn phải dùng vôi bột rắc lên để tăng độ PH.

Sau khi chọn được đất trồng bà con cần cày bừa kỹ làm đất nhỏ tơi xốp nhặt sạch cỏ dại và tiến hành lên luống. Luống cà chua rộng khoảng 1,3 – 1,4 m, cao khoảng 20 – 30 cm, rãnh rộng 30 – 35 cm. Sau khi phân luống rạch một khoảng nhỏ ở giữa để tiến hành bón lót.

Bón lót phải là phân chuồng đã ủ hoai, đầu tiên bón một lượt phân chuồng, tiếp theo là một lớp phân lân, sau đó dùng mặt cuốc phủ một lớp đất mỏng lên vùng phân đã bón. Sau khí bón lót xong phủ màn li lông lên để hạn chế cỏ dại và sâu bênh xâm nhập.

Cuối cùng khoét sẵn các lỗ trên ni lông đường kính từ 12 – 16 cm để tiến hành trồng.

Trồng cây cà chua

Cà chua sau ươm từ 15 – 30 ngày là có thể đem trồng, bà con loại bỏ các cây khác dạng, cây bị bệnh chuyển sang trồng ở ruộng sản xuất. Sau khi chọn được cây đủ tiêu chuẩn bà con nhấc cây ra khỏi bầu và tiến hành trồng.

Khoảng cách trồng:

  • Trồng mật độ: 28.000 – 30.000 cây/ha
  • Hàng cách hàng 60 – 70 cm, cây cách cây 40 – 50 cm

Vùi kín bầu cây xuống đất và dùng gáo tưới nước tạo điều kiện cho cây sinh trưởng ngay từ giai đoạn sau trồng.

Chăm sóc:

  

Tưới tiêu nguồn nước phải là nước sạch thường là nước giếng khoan đã qua xử lý không lấy nước trực tiếp từ các khu vực ô nhiễm, khu công nghiệp, khu dân cư tập trung, trang trại chăn nuôi và hàm lượng một số chất trong nước tưới không vượt quá ngưỡng cho phép. Cà chua là cây ưa ẩm, sợ úng vì vậy cần điều chỉnh độ ẩm của ruộng cho phù hợp với từng thời kỳ.

Bón phân: tăng cường sử dụng phân chuồng ủ hoai mục để bón cho cây tuyệt đối không sử dụng các loại phân chưa ủ hoai, phân tươi. Sử dụng phân hoá học để bón thúc tuy nhiên cần dùng đúng lượng, đúng công thức cần kết thúc việc bón phân hoá học trước thu hoạch ít nhất 15 ngày trở đi.

Kết hợp bón thúc theo thời kỳ

  • Lần 1 sau khi cây bén rễ sau trồng khoảng 15 ngày
  • Lần 2 khi cây bắt đầu ra hoa và hoa rộ khoảng 4 – 5 tuần sau trồng
  • Lần 3 khi cây ra hoa và quả rộ khoảng 8 tuần sau trồng
  • Lần 4 sau khi thu quả đợt đầu

Khi bón thúc không nên bón trực tiếp vào gốc, nên hoà phân vào nước sau đó dùng gáo tưới xung quanh gốc. Chú ý tưới cách gốc 10 – 15 cm để cây không bị chết xót cùng với bón phân nên kết hợp vun xới nhẹ và nhặt cỏ dại.

Phòng trừ sâu bệnh

Cây cà chua là đối tượng của nhiều loại sâu bệnh hại nếu trồng và chăm sóc đúng tiêu chuẩn Vietgap thì sẽ hạn chế tối đa sâu bệnh phát sinh. Đối với một số loại sâu bệnh có thể quan sát và bắt sâu bằng tay, dùng bẫy sinh học treo trên giàn để bắt sâu. Nếu như lượng sâu bệnh nhiều và phải sự dụng thuốc bảo vệ thực vật thì ưu tiên dùng những thuốc có nguồn gốc sinh học, thảo mộc nằm trong danh mục cho phép có thời gian phân huỷ nhanh, thời gian cách ly ngắn.

  • Các loại sâu trên cà chua: sâu khoang, sâu xanh, sâu vẽ bùa, bọ phấn, rệp
  • Các loại bệnh trên cà chua: sương mai, héo xanh vi khuẩn, virus…

Để hạn chế sâu bệnh cần lưu ý:

  • Luân canh cây trồng hợp lý tránh các cây cùng họ
  • Sử dụng giống tốt
  • Sử dụng nhân lực bắt giết sâu
  • Kiểm tra phát hiện sớm sâu bệnh để có biện pháp xử lý sớm
  • Chỉ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật khi thật cần thiết và thuốc nằm trong danh mục cho phép

Thu hoạch

Sau trồng 70 – 80 ngày là có thể bắt đầu thu hoạch được cà chua tuy nhiên có thể thu hoạch sớm hơn hoặc muộn hơn tuỳ thuộc vào giống và nhiệt độ. Khi thu hoạch cần chú ý đúng độ chín nếu thu hoạch sớm quá thì màu sắc không đẹp, thu hoạch muộn thì quả sẽ bị thối năng suất thương phẩm giảm.

Sau khi thu hoạch ta được phân loại và tiến hành xếp vào khay sau đó chuyển đến nơi tiêu thụ. Qủa sau thu hoạch có thể để được 1 tuần với điều kiện khô thoáng tránh xếp chồng lên nhau.

Với diện tích 1ha tuỳ thuộc vào giống và từng thời vụ nếu chăm sóc tốt theo đúng quy trình thì thông thường năng suất quả trung bình 50 tấn/ha có giống lên tới 80 tấn/ha. Cây cà chua là cây trồng tương đối dễ tính có thể trồng trong nhiều vùng sinh thái khác nhau. Qủa cà chua có thể ăn sống hoặc dùng chế biến thức ăn hàng ngày nếu đạt tiêu chuẩn Vietgap sẽ được đóng gói và đưa vào các siêu thị để tiêu thụ.

Keyword: Trồng cà chua theo tiêu chuẩn Vietgap

Nguồn: tinhdoanvinhphuc.vn

Bản Tin Xanh

Tin Hot
Top