Trồng cây cà gai leo tăng hiệu quả nhờ quy trình “sạch”
Cà gai leo hay còn gọi là cà quýnh, cà lù, cà gai dây… là cây thuốc nam đặc biệt tốt cho gan. Vốn là cây dược liệu quý và mọc tự nhiên nên đã có những thời điểm chúng phải đứng trước nguy cơ bị xóa sổ do con người săn lùng và thu hái. Hiện nay, lo ngại về vấn đề xóa sổ đã không còn. Cây cà gai leo cũng đã được trồng và nhân rộng, không những cung cấp dược liệu mà còn giúp bà con có thu nhập rất cao.
- Cây cà gai leo là cây dược liệu quý, dễ trồng và mang lại hiệu quả kinh tế cao
Để góp phần tăng thêm sản lượng cây dược liệu được nhiều người tin dùng này chúng tôi cung cấp một quy trình “sạch từ khâu làm đất đến thu hoạch” cho những bà con đang có ý định trồng loại cây này để nâng cao sản xuất và tăng thu nhập. Cùng tham khảo:
Nói về cây dược liệu cà gai leo:
1. Đặc điểm:
– Cà gai leo còn có nhiều tên gọi khác như là: cà quýnh, cà vành, cà lù, cà cườm, cà gai dây,… Là cây thân leo, sống trên thân cây khác hoặc bò trên mặt đất.
– Thân nhẵn, hóa gỗ, trên cây có lông màu trắng, xung quanh thân có nhiều gai cong màu vàng.
– Lá cây hình bầu dục, phía trên mặt lá màu xanh đậm còn phía dưới màu nhạt hơn. Cuống lá có gai nhỏ.
– Hoa trắng, nhụy vàng, mỗi bông từ 4 -6 cánh. Quả mọng, hình cầu, xanh có màu xanh sẫm, khi chín màu đỏ tươi đẹp mắt. Hạt màu vàng, hình thận dẹt. Hoa cà gai leo thường nở độ tháng 4 -5, quả từ tháng 7 -9.
- Hình vẽ cây cà gai leo
2. Các loại cà gai leo:
– Cà gai leo có hai loại là cà hoa trắng dây nhỏ và cà hoa tím dây lớn. Cây được sử dụng làm dược liệu là cây cà gai leo hoa trắng dây nhỏ.
– Cà gai leo rất dễ nhầm lẫn với các loại cà dại khác như cà hoa dại, cà độc dược,… Một số người không phân biệt được nên có thể dễ dàng sử dụng nhầm dẫn đến hiệu quả chữa bệnh giảm, thậm chí có thể bị ngộ độc nếu sử dụng phải cây Cà độc.
Cách phân biệt cà gai leo với cà hoa dại:
– Thân cây cà dại cao từ 2-3m hơn cà gai leo (chỉ 0,6-1m).
– Lá cây cà dại rộng 5-10cm so với 3-4cm của cây cà gai leo.
– Quả Cà dại có màu vàng, đường kính quả từ 10-15mm lớn hơn cà gai leo (chỉ 5-7mm).
Cách phân biệt cà gai leo với cà độc dược:
– Cà độc dược là cây thân thảo không phải cây thân leo, thân và cành non có màu xanh lục hoặc tím, có lông giống cà gao leo.
– Hoa to giống hình hoa rau muống, quả nhỏ có gai trong khi quả cà gai leo không có gai.
- Hình ảnh: dễ dàng nhận biết quả cà độc dược với gai nhọn xung quanh
3. Tác dụng của cà gai leo:
– Có tác dụng cực tốt với gan nhờ hoạt chất Glycoalcaloid có tác dụng giải độc và bảo vệ gan, ức chế các loại virus viêm gan, ngăn chặn sự kết thành sợi collagen để ngăn ngừa virus và xơ gan.
– Glycoalcaloid sẽ phát huy tác dụng nhiều nhất khi sử dụng dưới dạng dịch chiết toàn phần. Ở dạng này, Cà gai leo đặc biệt an toàn, không gây tác dụng phụ.
Những trường hợp nên sử dụng cà gai leo:
– Viêm gan, xơ gan, ung thư gan
– Men gan tăng cao hơn bình thường
– Ngộ độc rượu, giải rượu
– Tác dụng có thể khác nhau tùy cơ địa của người dùng.
Tác dụng:
– Hỗ trợ điều trị viêm gan virus
– Giúp hạ men gan
– Giúp làm chậm sự tiến triển của xơ gan
– Giải độc và bảo vệ tế bào gan
Cách trồng và chăm sóc đúng quy trình:
Cà gai leo là giống cây ưa sáng, chịu hạn cao nhưng lại không chịu được ngập úng. Chúng thích nghi trên nhiều loại khí hậu và nhiều loại đất như đất phù sa, đất pha cát, đất ba gian,…
Vì vậy, cả ba miền Bắc, Trung, Nam đều trồng được cây thuốc này. Cây phát triển khá nhanh, tái sinh bằng hạt. Đây là cây sống lâu năm trồng 1 lần có thể thu hái nhiều năm vì vậy khâu chăm sóc không quá vất vả.
Mùa vụ gieo trồng:
– Gieo hạt, ươm giống từ tháng 1-2. Trồng cây từ tháng 2-3 vì lúc này thời tiết đầu xuân mát mẻ, mưa nhiều là thời gian thích hợp nhất để đưa cây con ra trồng đại trà.
1. Làm đất, xử lý đất:
– Làm đất tơi xốp (cày bừa, dọn sạch cỏ, phát quang bụi rậm), xẻ rãnh và lên luống rộng 0,7m, rãnh sâu 30cm; làm luống như luống trồng khoai lang, mỗi luống trồng 1 hàng cà gai leo.
– Xử lý đất bằng SIÊU ĐỒNG pha 200 lít nước phun đều lên mặt luống để diệt trừ nấm khuẩn tồn tại trong đất trước khi trồng.
2. Bón lót – ủ phân:
– Chỉ sử dụng phân chuồng đã ủ hoai mục bằng nấm Trichoderma hoặc phân vi sinh, không sử dụng phân hóa học (đặc biệt là Ure) để tránh sâu bệnh.
– Tiến hành bón lót cho đất trồng với tỷ lệ như sau: 100kg phân chuồng hoai mục, 30kg phân vi sinh và 2kg vôi bột bón cho 100m2.
3. Chọn giống, xử lý giống:
Làm đất gieo hạt: chọn loại đất tốt và tơi xốp, đất không có lẫn đá sỏi và các loại hạt cỏ dai. Việc lựa chọn khu đất đề làm đất nhân giống cà gai leo phải thật kỹ. Sau khi đã chọn được đất, nhặt sạch cỏ dại, bón phân chuồng, vôi, phân vi sinh với tỷ lệ hợp lý như sau: Mỗi 1 m2 bón 3kg phân chuồng, 1kg phân vi sinh, 0,3kg vôi bột.
– Hạt giống trước khi gieo cần được ngâm trong dung dịch 5ml Chế phẩm sinh học A4 pha 20 lít nước (ngâm được 4kg hạt giống khô).
– Ngâm hạt trong vòng 4 tiếng, để ráo nước sau đó đem ra ủ cát ẩm trong vòng 3-4 ngày (Đến khi thấy hạt nứt thì đem hạt ra gieo ở vùng đất đã chuẩn bị).
– Để chăm sóc cây giống tốt, tưới nước 2 lần vào buổi sáng sớm và chiều tối. Sau 5 -7 ngày hạt cà gai leo sẽ mọc thành cây con. Khoảng 25-30 ngày (Khi cây có chiều cao khoảng 10-15cm) là có thể đem cây đi trồng được.
4. Cách trồng – mật độ trồng:
– Trồng khoảng cách cây cách cây từ 30 -35cm, hàng cách hàng 0,8m.
– Sau khi trồng xong cây cần tưới nước ngay, kết hợp CNX-CN tưới cùng để phòng trừ nấm bệnh gây hại trong đất. Nếu thời tiết sau trồng ít mưa thì cứ 3 ngày lại tưới nước cho cây 1 lần (nên tưới vào chiều tối hoặc tối).
– Định kỳ 15 ngày pha CNX-CN + Phân bón lá A4 pha 200 lít nước phun ướt đẫm thân cành lá để rút ngắn thời gian sinh trưởng và dập tắt các mầm nấm bệnh mới bắt đầu xuất hiện.
– Quá trình trồng cần làm sạch cỏ dại, tránh dùng thuốc trừ cỏ vì sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng thuốc sau này. Sau khi trồng được khoảng 1,5 tháng tán cây phủ kín sẽ hạn chế cỏ dại mọc.
– Ngăn cỏ dại mọc có thể áp dụng cách dùng màng phủ nilon đen trên luống sẽ giúp giữ được độ ẩm và hạn chế cỏ dại rất hiệu quả.
5. Chăm sóc – phòng trừ sâu bệnh:
– Bón phân: Khi cây phát triển được 2 tháng cần làm cọc cho cây leo. Bón phân vào gốc, mỗi gốc chỉ bón 100g kích thích cây ra rễ, không bón quá liều sẽ làm chết rễ (nên bón xa gốc một ít tránh xót rễ ).
– Tưới nước: cần cung cấp đủ nước cho cây nhất là trong mùa khô, khi trái đang lớn và lúc quả sắp chín.
– Phòng trừ sâu bệnh: Nếu phát hiện thấy sâu hoặc côn trùng phá hoại tiến hành phun thuốc trừ sâu sinh học CNX-RS có tác dụng xua đuổi, ký sinh nấm xanh nấm trắng trên cơ thể sâu và côn trùng tiêu diệt tế bào trên cơ thể chúng, gây chết sâu và côn trùng.
– Nếu phát hiện nấm bệnh tiến hành phun ELICITOR 250 + SIÊU ĐỐNG để diệt trừ (liều lượng pha 200 lít nước).
6. Thu hoạch – bảo quản:
– Cây trổ hoa vào tháng 5, thời gian này tán cây phát triển mạnh, chùm kín các luống cây tiến hành thu hoạch trước một phần để cây có ánh sáng quang hợp vừa tạo nguồn thu sớm cho bà con.
– Tháng 7-8 cây bắt đầu có quả chín màu đỏ, cũng đã tới mùa vụ thu hoạch chính thức bà con cắt toàn bộ cây cách gốc 15-20cm để cây tiếp tục phát triển vào vụ sau.
– Chúng ta thu hoạch thân, rễ ( để riêng) cắt khúc,phơi kho, không để nơi ẩm ướt. Đóng vào túi nilong bảo quản.
Chú ý: các bạn có thể lick vào tên sản phẩm để biết thêm thông tin chi tiết, hoặc có thể để lại thông tin bên dưới để gặp nhân viên tư vấn.
Nhập thông tin để được tư vấn
Error: Contact form not found.