For a better experience please change your browser to CHROME, FIREFOX, OPERA or Internet Explorer.
Xử lý ra hoa và biện pháp giữ trái sầu riêng

Xử lý ra hoa và biện pháp giữ trái sầu riêng

Xử lý ra hoa và biện pháp giữ trái sầu riêng

Ở nước ta sầu riêng được trồng nhiều ở các tỉnh phía nam, cây có khả năng cho trái hàng năm nếu chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật. Tuy nhiên số lượng hoặc trọng lượng trái thu hoạch trong mỗi vụ tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố. Thực hiện cần phải đúng thời điểm và đúng cách thức, chi tiết cách xử lý ra hoa và giữ trái sàu riêng:

Kỹ thuật xử lý ra hoa và giữ trái sầu riêng:

– Công đoạn đầu tiên:

Sau vụ thu hoạch tiến hành bón bổ sung phân chuồng ủ hoai mục với lượng 25-30 kg/ 1 cây, kết hợp bón cùng với phân vô cơ có tỉ lệ N:P:K:Mg 30-9-9+TE hoặc 16-16-8 +13s + TE. Phân bón đều quanh tán kết hợp tưới nước để phân nhanh tan giúp cây hấp thụ dinh dưỡng nuôi lá sum xuê.

– Công đoạn tiếp theo:

Tỉa cành tạo tán để cây có được bộ cành cân đối, cắt những cành sát đất tạo tán cách mặt đất ít nhất 1m. Tỉa bỏ những cành mang trái bên trong tán để tạo độ thông thoáng giảm nguy cơ mắc sâu bệnh và gãy đỗ cây khi có gió bảo xẩy ra.

– Cây ra hoa được 30 ngày:

Thời điểm này cần tưới nước cho cây thường xuyên, bón bổ sung thêm phân vô cơ tỉ lệ N:P:K = 10:50:17 để bổ sung chất dinh dưỡng và quá trình phân hóa mầm hoa của cây diễn ra tốt hơn.

Tỉa hoa và trái:

– Trường hợp cây cho ra hoa và đậu trái quá nhiều thì cần tiến hành tỉa bớt đi, chỉ giữ lại những chùm hoa cách xa nhau. Những chùm trái nào quá dày thì tỉa bỏ bớt những trái bị méo mó bị sâu bệnh. Tùy vào sức của cây mà số lượng trái sẽ giữ lại nhiều hay ít ví dụ như cây có đường kính tán là 8 – 10 m lượng trái giữ lại trên cây là 80 -100 trái/ 1 cây.

– Để quá trình thụ phấn diễn ra tốt hơn nên hỗ trợ việc thụ phấn cho cây bằng tay vào lúc 9 – 10h tối. Thụ phấn bằng tay tiến hành bằng cách thu nhị của cây mà bà con cần lấy hạt phấn sau đó cho vào lọ. Chờ thời điểm nhị tung phấn lấy cọ quét lên bao phấn lúc này hạt phấn sẽ dính vào cọ. Sau đó tiếp tục lấy cọ đã dính hạt phấn này quét nhẹ lên giống cần thụ phấn là được.

– Khi trái sầu riêng lớn đạt kích thước bằng quả chôm chôm thì bón phân có hàm lượng lớn Kali giúp trái nhanh lớn. Bón thêm phân NPK tỉ lệ 12-12-17+2MgO.

– Thời điểm trước khi thu hoạch 1 tháng nên bón kali để chất lượng trái tăng cao, lượng phân bón điều chỉnh tương ứng theo kích thước tán to hoặc nhỏ. Tuyệt đối không phun phân bón lá có hàm lượng đạm cao vì như vậy vô tình kích thích cây ra lá cạnh tranh dinh dưỡng với trái làm cho năng suất và phẩm chất của trái bị giảm đi đáng kể hiện tượng nhão và sượng trái xẩy ra nhiều.

Vấn đề cần lưu ý khi chăm sóc sầu riêng giai đoạn ra hoa giữ trái:

– Tuyệt đối không được bón Clo vì nó làm cho chất lượng trái giảm đi đáng kể.

– Không dùng phân bón lá.

– Không để cây ra đọt non khi trái vừa mới đậu vì như vậy sẽ cạnh tranh chất dinh dưỡng với trái. Khi có trường hợp này thì sử dụng phân bón lá phun lên để ngăn chặn đọt phát triển, loại phân dùng để phun là P85 hoặc là MKP chặn cây ra đọt và bổ sung dinh dưỡng giúp cây nuôi trái tốt.

Với bà con nông dân trên cả nước hiện nay thì việc trồng sầu riêng mang lại nguồn lợi kinh tế cao ổn định, với giá thánh được bán ra thị trường cao cây ăn trái này đã được bà con trồng rộng rãi khắp nơi. Bước đầu nó giúp hộ trổng cải thiện đời sống kinh tế của mình mọt cách đáng kể và với những gì chia sẻ bên trên về kiến thức kỹ thuật xử lý ra hoa và giữ trái trên cây sầu riêng giúp bà con hiểu rõ hơn về việc trồng chăm sóc cây sầu riêng giai đoạn quan trọng giúp cây cho năng suất và phẩm chất cao. Tránh được những điều đáng tiếc nhất xẩy ra do không am hiểu về kỹ thuật trồng và chăm sóc, sau khi đọc được bài viết này bà con hãy chia sẻ cho những hộ trồng khác để cùng chăm sóc vườn cây ăn trái của mình tốt hơn và mỗi mùa thu hoạch luôn bội thu.

Từ khóa: cây sầu riêng

Nguồn: sinhhocvietnam

Bản Tin Xanh

Tin Hot
Top