For a better experience please change your browser to CHROME, FIREFOX, OPERA or Internet Explorer.
Thói quen sử dụng “thời trang nhanh” đang giết chết hành tinh của chúng ta như thế nào?

Thói quen sử dụng “thời trang nhanh” đang giết chết hành tinh của chúng ta như thế nào?

“Thời trang nhanh” như vũ bão đã chiếm được vị thế trong ngành công nghiệp thời trang. Các nhà bán lẻ như H&M và Zara luôn liên tục đưa ra những phiên bản giá cả phải chăng của những mẫu thiết kế từ sàn diễn đến kệ hàng, và chúng ta thì luôn cảm thấy áp lực trong việc cần phải bắt kịp với những xu hướng.

Và mặc dù sự nhận thức đối với điều kiện lao động kém trong những nhà máy sản xuất thời trang nhanh đang có dấu hiệu được nâng cao, nhưng chúng ta vẫn chưa thực sự xem xét về sự nguy hại mà ngành công nghiệp này đang tác động lên Trái Đất một cách nghiêm túc. Thời trang được cho là một trong những ngành công nghiệp gây ô nhiễm kinh khủng nhất thế giới, nằm ngang hàng cùng với ngành công nghiệp dầu mỏ và than đá.

Bộ phim tài liệu Fashion’s Dirty Secret, sản xuất bởi The Passionate Eye, nhấn mạnh vào những tác động đến môi trường bởi thứ chúng ta mặc hằng ngày. Người dẫn chương trình Stacey Dooley đã tới Kazakhstan để nghiên cứu về việc trồng bông đã làm cạn biển Aral như thế nào. Từ đó, bà ghé thăm Indonesia, nói các nhà máy dệt thải ra hoá chất độc hại vào nơi mà người ta gọi là dòng sông ô nhiễm nhất thế giới.

Lucy Siegle, một nhà báo điều tra về ảnh hưởng của thời trang lên môi trường, nói: “Chúng ta đang sản xuất hơn 100 tỷ sản phẩm may mặc từ sợi mỗi năm. Và Trái Đất không thể nào chịu nổi điều đó.”

Cho dù ở những nơi không trồng bông hay có những nhà máy dệt, việc liên tục mua và vứt đi những bộ quần áo vẫn có thể góp phần vào vấn nạn toàn cầu này.

Trong năm 2007, Kelly Drennan lập ra tổ chức Fashion Takes Action – tổ chức phi lợi nhuận duy nhất ở Canada tập trung vào việc thúc đẩy các hãng thời trang làm ra những trang phục bền hơn cũng như các khách hàng sẽ sử dụng quần áo trong một khoảng thời gian dài hơn. “Chúng tôi bắt đầu như một sự kiện gây quỹ để chứng minh tiềm năng của chất vải bền có thể được sử dụng trong thời trang cao cấp, nhưng chúng tôi nhanh chóng nhận ra rằng cần phải có một tổ chức để thúc đẩy phong trào thời trang bền vững.”

Những động thái hướng tới sản xuất thời trang bền vững

Vài hãng thời trang nổi tiếng nhất trong ngành công nghiệp thời trang nhanh đã nhận phải những phê bình về những trang phục thiếu bền vững, nhưng Drennan chú thích rằng đã có những động thái đang được thực hiện phía sau.

Sau sự sụp đổ của Rana Plaza vào năm 2013, rõ ràng là các công ty không hề biết được chuyện tồi tệ như thế nào tại các nhà máy sản xuất hàng may mặc của họ. “Sau đó, các công ty đã cố gắng đẩy mạnh tìm hiểu về chuỗi cung ứng của họ, và nhiều áp lực hơn đang được đặt lên các thương hiệu thời trang nhằm làm rõ tính minh bạch,” Drennan nói.

“Có vẻ vẫn chưa có nhiều thay đổi của các thương hiệu lớn về tính bền vững của sản phẩm, nhưng điều này là do nhiều công ty vẫn đang cố gắng tìm cách để truy lại chuỗi cung ứng của họ. Họ không thể minh bạch và ‘cho’ chúng ta thấy họ đang làm gì khi họ còn không hiểu trước tiên.”

Ngày nay, các thương hiệu đang phát triển các công nghệ mới. Các hệ thống gắn thẻ Blockchain và RFID (nhận dạng tần số radio) có thể được sử dụng để theo dõi quy trình sản phẩm vận chuyển qua chuỗi cung ứng để chúng có thể được truy lại từ nơi sản xuất đến kệ cửa hàng, nhưng các hệ thống này vẫn đang được nghiên cứu.

Các thương hiệu và nhà sản xuất có trách nhiệm đang tìm kiếm các loại hàng dệt khác thân thiện với môi trường hơn cotton. “Chúng ta đang hướng tới một khoảng cách lớn trong sợi vải trên toàn cầu, khi nhu cầu về sợi – đặc biệt là cotton – trở nên quá lớn. Cây gai dầu là một lựa chọn thay thế hấp dẫn vì nó là nguồn tài nguyên có thể tái tạo, cần rất ít thuốc trừ sâu và không loại bỏ các vi chất như sợi tổng hợp, ngoài ra nó còn hiệu quả hơn rất nhiều so với trồng bông.”

Các bãi rác tràn ngập chất thải thời trang

Chúng ta đã trở nên nghiện những món đồ thời trang giá rẻ và dùng ít lần. So với 2 thập kỷ trước, chúng ta mua sắm quần áo gấp 4 lần mỗi năm. Và sau cùng, phần lớn những món đồ thời trang nhanh đó lại nằm trong bãi rác.

Ở Canada, mỗi hộ gia đình vứt bỏ trung bình 46 kg hàng dệt may mỗi năm, chiếm khoảng 8 đến 12% các bãi chôn lấp của thành phố. Thật không may, thời trang nhanh sẽ không biến mất, và nếu chúng ta tiếp tục tiêu thụ nhiều quần áo như hiện nay, điều đó có nghĩa là chúng ta sẽ tiếp tục lãng phí thời trang.

Một số thương hiệu lớn đã đưa ra các chiến dịch trong nỗ lực giải quyết chất thải dệt may, và trong khi vấn đề không thể giải quyết trong một sớm một chiều, các bước nhỏ đang được thực hiện. “Sự hoàn hảo không tồn tại, nhưng sự tiến bộ thì có!” Drennan nói.

Bà khuyên rằng, hãy quyên góp tất cả mọi thứ – kể cả những chiếc quần lót cũ hay những đôi vớ cũ cũng có thể được truyền lại qua các cửa hàng tiết kiệm và thùng quyên góp. Cho dù chúng có thể không được bán lại, chúng vẫn có thể có ích và được sử dụng lại cho các mục đích khác như cách nhiệt, đệm và nhồi. Vì thế lần tới khi bạn dọn dẹp tủ quần áo, hãy quyên góp tất cả.

Chúng ta cần phải giảm bớt mua sắm

Để ngăn những rắc rối về rác thải, trước tiên cần phải điều chỉnh hành vi tiêu dùng. Để thay đổi thói quen mua sắm, hãy dùng phương pháp chụp một tấm ảnh của sản phẩm, tự nói với bản thân ‘Không hợp lý khi mua sản phẩm này’. Sau đó một khoảng thời gian, tìm lại sản phẩm đó. Nếu bạn vẫn muốn mua nó thì cứ việc. Nhưng một khi bạn đã trì hoãn được sự thúc đẩy mua một món đồ, thì sớm hay muộn bạn sẽ mất đi hứng thú với nó sau một khoảng thời gian.

Hãy cố gắng đừng để bị dũ dỗ vào những “thời gian sale giới hạn” trên những trang bán hàng online. Còn ở những cửa tiệm, còn đơn giản hơn, không nhìn, không quan tâm, không đi vào!

Các nhà sản xuất đang dần quan tâm đến độ bền của quần áo

 

Một số công ty tiên tiến và thậm chí các công ty thời trang cao cấp đang sáng tạo về tính bền vững. Ngay cả một số thủ phạm lớn nhất của thời trang nhanh cũng đang thực hiện những thay đổi đáng kể. Chẳng hạn, H&M đã tạo ra Giải thưởng Thay đổi Toàn cầu thông qua bởi Quỹ H&M phi lợi nhuận, đầu tư vào các công ty khởi nghiệp nhằm đổi mới và làm cho toàn bộ ngành thời trang bền vững hơn.

“Dường như sẽ có một sự thay đổi lớn, và chúng ta chỉ mới thấy được khởi đầu của những thay đổi này”, Drennan nói. “Những thương hiệu không thích ứng với việc cần phát triển tính bền vững trong sản phẩm sẽ không thể nào tồn tại được.”

Nguồn: houseofchay.com

Bản Tin Xanh

Tin Hot
Top